Tài liệu: Núi lửa Karakara

Tài liệu
Núi lửa Karakara

Nội dung

Núi lửa Karakara

Năm 1983, một nổi tiếng nổ lớn vang xa mấy nghìn dặm, đây là lần phun lửa dữ dội chưa từng có của núi lửa Karakara!

Sau lần phun lửa đó, thi sĩ Tennyson (Anh) đã viết: “Ngày qua ngày, bao chiều tối đỏ rực…chiều tà đùng đùng lấp lóang...”. Tính ra có tới 20,5km3 nham thạch và bụi vọt lên tầng khí quyển, khiến quầng núi lửa bao quanh trái đất, mọi người trên hành tinh đều có thể nhìn thấy lúc mặt trời lặn. Đúng như thi sĩ Tennyson miêu tả, trời chiều biến thành màu đỏ rực. Núi Karakara phun năm 1883 được cho là có cường độ gấp đôi quả bom nguyên tử cỡ lớn phát nổ, tiếng nổ vang xa ngoài 4.827km cũng có thể nghe thấy.

Chỉ nói về Java và Sumatera số lượng dung nham vĩ đại tuôn chảy xuống biển cả. Đây là tai họa lớn nhất mà tai hại nhất, biển bị nấu sôi lên sùng sục và nổi lên những “đợt sóng thần”. Ngày 27 tháng 8 năm 1883, sóng thần cao đến 40 mét đánh ập vào hòn đảo đông dân cư, giết hại 36.000 người, tàu thuyền ở 225km ngoài khơi đã bị sóng biển quăng vào đất liền bắn xa chừng 3,2km. Suốt một năm trời đá bọt và tro tuôn ra như mưa, trùm khắp các đảo gần đó.

Núi lửa Karakara nằm trên chỗ gặp nhau của hai thềm lục địa đáy biển Ấn Độ dương bị đụng khiến nó phải luồn xuống dưới thềm lục địa Á Châu. Dọc theo thềm đó, cả dải luồn xuống dài 3.218km có nhiều núi lửa, trong đó núi Karakara là nổi tiếng nhất. Theo các nhà địa chất, núi lửa này đã từng bùng nổ vào năng 416 sau công nguyên, giết hết dân địa phương. Qua bao thế kỷ, nay núi Karakara vẫn còn kêu ùng ục. Đên năm 1680, trên đảo Jakarta (diện tích 44km2) có hai ngọn núi lửa sát nhập với núi lửa chính. Đầu tháng 8 năm 1883, hai núi nhỏ ấy bắt đầu phun hơi và đá bọt lên không; cuối cùng đến lượt núi lửa Karakara gầm thét, đã có tầm hủy diệt lớn nhất. Khi núi tắt lửa, đảo Jakarta chỉ còn lại không đến 1/3 đất đai và hai núi lửa nhỏ hoàn toàn biến mất, kể cả núi lửa chính cũng mất tăm. Năm 1927 mảnh vụn của núi lửa gọi là Amak hoặc Tiểu Karakara bắt đầu nhô lên mặt biển. Hiện nay nó cao 213 mét, vẫn đang còn sôi sục.

Năm 1883, sau khi núi ngừng phun, người ta tổng kết được số người chết 1à 36.000; còn những người sống trên đảo gần đó và trên bán đảo Kolo hoặc chết hoặc lang thang bỏ đi nơi khác. Đất đai không người khai phá, thú hoang trên đảo Jaya bắt đầu khôi phục. Khu vực này hiện là công viên quốc gia Kolo, người ta vẫn luôn nghe ngóng, săn lùng những kẻ lén giết thú hoang sắp có nguy cơ tuyệt chủng như tê giác Java.

Công viên quốc gia có rất nhiều động vật và thực vật mang đến từ các miền xa xăm. Báo gấm sống ở đây, nhưng rất ít lộ diện, ít nhất có 8 giống chim màu sắc lộng lậy sống trong công viên như nhà của chúng. Khu ao đầm là nơi sinh sống lý tưởng của loài cá nhảy, nhện đen, cua vẫy sóng và rắn vòng vàng ở riêng cây vẹt; ngoài ra còn có bướm lớn và ngài bay lượn nhởn nhơ, đôi cánh nó sải ra đo được 20cm, cánh bướm màu sắc rực rỡ như màu vàng cam nhung đỏ và vàng nghệ...

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423081491490000/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Nui-lua-Kara...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận