Ngư nghiệp
Ngư nghiệp là một ngành quan trọng ở Nga. Mỗi năm ngành này xuất khẩu 1,5 triệu tấn cá sang các nước trên thế giới và cung cấp 1,5 triệu tấn cho thị trường trong nước. Cá là loại thực phẩm phổ biến ở Nga, tuy nhiên nó trở thành một món ăn cao cấp đắt đỏ đối với nhiều gia đình có thu nhập thấp.
Trước và sau năm 1990
Ngành ngư nghiệp của Nga đã trải qua những biến đổi đáng chú ý kể từ năm 1990, khi đoàn thuyền đánh cá quốc doanh được tư hữu hóa (được bán lại cho các công ty tư nhân).
Trước năm 1990, một đoàn thuyền đánh cá gồm 450 chiếc neo đậu ở Tây Bắc Nga, quanh các cảng Murmansk và Arkhangelsk. Đoàn thuyền này do một nhóm người gọi là ''Cá Bắc'' điều hành hoạt động và đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Nhiều loài cá như cá trích, cá tuyết, cá thu, cá mòi được đánh bắt và bán cho các thị trường của Nga.
Tàu đánh cá của Nga ở Murmansk, khu vực có nạn thất nghiệp tăng kể lừ những năm 1990.
Vào đầu những năm 1990, đoàn thuyền đánh cá được chia ra để bán lại cho một số công ty đánh bắt có quy mô vừa. Những công ty này chuyển sang bán các sản phẩm đánh bắt được cho các công ty nước ngoài chủ yếu là Na Uy - ngoài ra còn bán sang cả Đan Mạch, Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Các công ty này quyết định tập trung vào khai thác cá tuyết. Lý do chính là nhiên liệu trở nên vô cùng đắt đỏ. Việc đánh bắt các loài cá khác phải chịu nhiều phí tổn, vì tàu phải đi xa hơn về phía Bắc. Việc bán cá đánh bắt được ở biển Barent và biển Na Uy cho các cảng ở Na Uy đem lại nhiều lợi nhuận hơn với lý do tại đây cá được bán với giá cao hơn và không bị đánh thuế nặng.
Hậu quả từ những biến đổi này khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng bởi lẽ người lao động tại khu vực này sống chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt. Các nhà máy chế biến hải sản hoạt động chỉ đạt một phần công suất so nhỏ với trước đây.
Cũng có những vấn đề tương tự ở vùng Viễn Đông của Nga, khi mà tàu thuyền và các thiết bị đánh bắt trở nên lạc hậu, và các nhà máy chế biến cá hiệu suất không cao.
Chính phủ đã cố gắng khuyến khích các công ty đánh bắt cá bán sản phẩm của họ cho thị trưởng Nga, tuy nhiên sáng kiến này tỏ ra không mấy hiệu quả. Lời động viên không thể hấp dẫn bằng lợi nhuận cao thu được từ việc bán cá cho thị trường nước ngoài.
Số lượng cá tầm trắng giảm
Cá tầm trắng là một loài cá sống ở biển Caspi, và trứng muối của loài cá này nổi tiếng vì chất lượng cao. Trứng cá muối là một đặc sản trứ danh khắp thế giới đồng thời cũng là một biểu tượng của đẳng cấp.
Cá tầm trắng là loài quý hiếm nhất trong số ba loài cá tầm sinh sống tại biển Caspi. Nó có thể sống đến 100 năm, và dài đến 10m. Để tới tuổi trưởng thành của con cái phải mất 20 năm, lúc đó nó mới bắt đầu đẻ trứng, và loài cá này cho trứng to quả nhất và giá trị nhất trong số trứng cá muối của loài cá tầm. Cá tầm trắng cũng sống ở biển Đen, biển Azov và Adriatic, cũng như ở sông Dnepr và sông Đanuýp. Nhu cầu tiêu thụ trứng cá tầm trắng ngày càng tăng trên phạm vi toàn thế giới vì mức sống của người dân hiện giờ cao hơn, tạo ra sức ép lớn đối với loài cá này.
Cá tầm trắng được liệt vào danh mục các loài cá bị đe dọa kể từ năm 1996, vì nạn săn bắt bất hợp pháp (đánh bắt không có giấy phép), đánh bắt quá mức ô nhiễm biển Caspi. Việc xây dựng các con đập bắc qua sông đưa nước ra biển có nghĩa là loài cá tầm bị hạn chế nơi đẻ trứng tự nhiên của chúng tại các con sông. Vào năm 1997, Hội nghị về Thương mại quốc tế đối với các loài động và thực vật bị đe dọa (gọi tắt là CITES) đã thông qua một thỏa thuận kiểm soát việc buôn ban sản phẩm từ loài cá tầm. Đây được coi là nỗ lực nhằm bảo vệ loài cá này. Tuy nhiên thỏa thuận này không đạt được thành công như mong đợi vì loài cá tầm trắng trưởng thành hiện đang bị cho rằng không còn đẻ trứng ở vùng biển Caspi nữa.