Tài liệu: Nước Pháp - Đế chế thứ nhất

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Bonaparte đã thiết lập đế chế ở Pháp, bắt đầu với Hiến pháp năm 1802. Với tư cách là quan tổng tài thứ nhất, ông ta đã nắm được nhiều quyền hành, thu thập được sự hỗ trợ để xây
Nước Pháp - Đế chế thứ nhất

Nội dung

ĐẾ CHẾ THỨ NHẤT

Bonaparte đã thiết lập đế chế ở Pháp, bắt đầu với Hiến pháp năm 1802. Với tư cách là quan tổng tài thứ nhất, ông ta đã nắm được nhiều quyền hành, thu thập được sự hỗ trợ để xây dựng lại nội bộ nước Pháp. Ông ta đã dần dần làm nản lòng những người đối lập và những cảm tình viên của nền cộng hòa bằng cách sử dụng sự đày ải, sự đàn áp quan liêu và các phương tiện lập hiến. Quyết định của nghị viện vào ngày 18 tháng 5 năm 1804 đã tấn phong ông với ngôi vị hoàng đế.

Với tư cách là hoàng đế nước Pháp, Napoleon đã có nhiều tham vọng mở rộng bờ cõi, đã từng đưa quân đến hầu hết các nước châu Âu. Sau khi rút lui khỏi Nga, Napoleon tiếp tục rút lui khỏi Đức. Sau khi mất Tây Ban Nha, ông ta lại tiếp tục phải rút lui khỏi Hà Lan. Paris đã đầu hàng ngày 30 tháng 3 năm 1814. Đế chế của cả phương Tây lẫn phương Đông đã bị đổ nát với sự thoái vị của hoàng đế ở Fontainebleau. Nước Pháp trở lại chế độ quân chủ Bourbon với vua Louis XVIII.

Thời kỳ Khôi phục

Sau khi Napoleon Bonaparte bị hất cẳng vào năm 1814, triều đại Bourbon đã được khôi phục trên ngai vàng của nước Pháp. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Khôi phục, với các vị vua:

+ Vua Louis XVIII, cai trị từ 1814 đến 1824

+ Vua Charles X, cai trị từ 1824 đến 1830

+ Vua Louis-Phiippe I, cai trị từ 1830 đến 1848

Vua Louis-Phiippe lên ngôi vào cuộc Cách mạng tháng 7. Sau khi vị vua cuối cùng của Pháp bị hạ bệ, nền Cộng hòa Thứ hai được hình thành sau khi bầu Charles Louis Napoleon Bonaparte làm tổng thống (1848-1852), người mà sau đó đã tự phong là hoàng đế Napoleon III của Đế chế Thứ hai, từ 1852 đến 1871.

Nền Cộng hòa Thứ hai

Nền Cộng hòa Thứ hai của Pháp là chế độ cộng hòa tồn tại từ tháng 2 năm 1848 đến tháng 12 năm 1852. Chế độ này được gọi 1à nền cộng hòa thứ hai vì chính quyền dưới thời Cách mạng Pháp được gọi là nền cộng hòa thứ nhất, mặc dù khi nói đến chính quyền cách mạng người ta thường liên hệ đến ba thời kỳ: Hội nghị Quốc gia, Hội đồng Đốc chính, và chế độ Tổng tài.

Chế độ quân chủ vốn qua 15 năm vượt qua những đối phương của mình, đã sụp đổ vào ngày 24 tháng 2 năm 1848 trước sự ngạc nhiên của mọi người.

Từ các vùng nông thôn đến trung tâm Paris, người ta chào đón đội vệ binh quốc gia. Những chướng ngại vật được dựng lên khắp nơi sau trận đột phá ngày 24 tháng 2. Ngày 23 nội các của Guizot đã bị giai cấp tư sản buộc thoái vị. Chính phủ lâm thời của nền cộng hòa mới đã được bầu ra, với Dupont de l'Eure làm tổng thống.

Ngày 4 tháng 5 năm 1848 Hội đồng Lập hiến được thành lập Chính phủ lâm thời thoái vị. Chính quyền này chủ trương xóa bỏ đói nghèo bằng cách tổ chức một nền công nghiệp trong chủ nghĩa tư bản có tính cạnh tranh. Những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội, được dân chúng Paris hậu thuẫn, đã có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách của quốc gia.

Theo nghị định ngày 24 tháng 2, chính quyền đã quyết định tổ chức cuộc hội thảo quốc gia cho những người thất nghiệp. Cùng lúc đó, một đang nghị viện công nghiệp đã được hình thành ở cung điện Luxemboulg, với mục đích lên kế hoạc cho việc tổ chức lao động. Sau đó, với nghị định ngày 8 tháng 3, điều kiện phải có tài sản được gia nhập vào đội vệ binh quốc gia đã được bãi bỏ và những công nhân cũng được trang bị vũ khí. Những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội đã hình thành một tổ chức và một lực lượng vũ trang.

Trong hoàn cảnh đó, một cuộc xung đột là không thể tránh khỏi. Và ngày 15 tháng 5, một nhóm người có vũ trang đã tìm cách áp đảo Hội đồng Lập pháp. Sau đó họ đã bị những đạo quân của tư bản và đội vệ binh quốc gia đẩy lùi, nhưng tình hình vẫn còn rất căng thẳng. Người ta không thể tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp thực sự. Khắp nước Pháp, người ta bỏ việc để tiến về Paris, gia nhập vào đội quân cờ đỏ.

Một cuộc nổi dậy đã nổ ra. Suýt trong các ngày 24, 25 và 26 tháng 6, khu vực đô thị phía Đông của Paris đã tiến hành một cuộc xung đột với chính quyền. Những người tư bản kinh hoàng trước sức mạnh cách mạng và sự trì trệ trong kinh doanh. Giai cấp lao động đã tiến hành cuộc Tàn sát tháng 6. Cán cân chính trị tại Pháp đã thay đổi tận gốc rễ.

Ngày 4 tháng 11 năm 1848, cuộc tổng tuyển cử được tổ chức, đã bầu 750 người vào quốc hội với nhiệm kỳ 3 năm. Thái tử Napoleon Bonaparte, Louis Napoleon, đã được bầu vào Hội đồng Lập hiến năm 1848. Trong suốt ba năm đã có một sự xung đột giữa Hội đồng Lập hiến hỗn tạp và vị thái tử đang ngồi chờ cơ hội của mình. Từ ngày 8 tháng 8 đến 12 tháng 1 1 năm 1850, ông đã đi khắp nước Pháp để diễn thuyết với nội dung ở mỗi nơi một khác, chứng tỏ rằng quân đội đang đứng về phía ông ta.

Ngày 2 tháng 12 năm 1851, Louis Napoleon đã giải tán hạ viện, triệu tập một hội nghị để kéo dài nhiệm kỳ của mình thêm 10 năm nữa.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2076-02-633492104640468750/Lich-su/De-che-thu-nhat.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận