New Horizons là vệ tinh không người lái được cơ quan hàng không vũ trụ Nasa bắn lên vũ trụ vào năm 2006.Đây cũng là vệ tinh đầu tiên của nhân loại thám hiểm Diêm Vương Tinh, và cũng là vệ tinh đầu tiên điều tra về những thiên thể ngoài sao Hải Vương.
Tóm tắt
Kinh phí để bắn New Horizons lên đến 7 trăm triệu đôla bao gồm phí chế tạo tên lửa, phí lợi dụng thiết bị, phí nghiên cứu thiết bị mới và nhân phí để hoàn thành công việc.
Khối lượng của vệ tinh nặng 465 kg( trong đó có 77kg là chất phóng tên lửa), sau khi thoát khỏi tên lửa, vệ tinh đã được bắn ra khỏi trọng trường trái đất. Sau 9 tiếng đồng hồ nó đã đến được quỹ đạo mặt trăng (cách trài đất khoảng 38 vạn km) và sau tháng thứ 13 nó đã thay đổi quỹ đạo tại Mộc Tinh (bằng phương pháp swing by). Nó đã bay từ mặt trăng đến quỹ đạo của Mộc Tinh với thời gian ngắn nhất trong lịch sử. Đội ngũ thành viên của trường Đại Học Jones Hopkins đã tiến hành quản lý nó trong thời gian bay.
Bởi vì nằm quá xa mặt trời, không thể sử dụng năng lượng mặt trời nên người ta đã thiết kế thiết bị pin nguyên tử dùng cho nó. Thêm nữa, tốc độ truyền thông tin từ Diêm Vương Tinh về trái đất cũng được cải thiện từ 800bbs lên 64Gbit nhờ dùng bộ nhớ plastic, và sau vài tháng, những dữ liệu đầu tiên đã được gửi về trái đất.
Những vật dụng được đưa lên tàu ngoài những thiết bị cần thiết còn có quốc kỳ Mỹ, dĩa CD mang tên của 43 vạn người đăng ký, và một mảnh vỡ làm từ sợi cacbon của tàu vũ trụ mang người lái đầu tiên, và còn có tro xương của Clyde William Tombaugh người đã phát hiện ra Diêm Vương Tinh năm 1930.
Thời gian dự đinh phóng là ngày 26 tháng 1 năm 2006 nhưng vì lý do kỹ thuật và thời tiết nên đã hoãn lại đến 3 lần.
Tàu atlas được sử dụng trong bước 1 để phóng tên lửa thì đã dùng đến 5 máy booster(thiết bị tăng tốc trong tàu vũ trụ). Đây cũng là số lượng booster nhiều nhất sử dụng trong lịch sử.
Tốc độ sau khi bắn lên đến 30km/s, lớn nhất từ trước đến nay.
Sau khi vào quỹ đạo của Diêm Vương Tinh, New horizons sẽ tiến hành khảo sát các thiên thể Xung quanh Diêm Vương Tinh.