Dựa trên thực trạng và đặc điểm trong sử dụng LPG ở Việt Nam đã nêu ở chương I, cơ sở khoa học đã xây dựng trong chương III, cơ sở quản trị rủi ro kỹ thuật (TERM) đã nêu ở phần 4.5.4, trong phần này, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu, mang tính đồng bộ, hệ thống, khả thi, nhằm phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG, phù hợp với điều kiện Việt Nam và những nơi có điều kiện sử dụng tương tự bằng cách loại trừ đi một hoặc nhiều yếu tố gây sự cố (như đã trình bày trong phần 4.5.1) để phòng ngừa rủi ro trong sử dụng LPG như phân tích sau đây:
Nếu nguời sử dụng nhận thức được mức độ nguy hiểm của LPG nhiều hơn, họ sẽ có ý thức hơn để phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG. Nếu loại trừ yếu tố gây SCMT do con người, công thức 4.38 có dạng sau:
(4.47)
Sau đây là một số giải pháp cụ thể để giảm thiểu nguyên nhân gây SCMT trong sử dụng LPG do yếu tố con người:
Tương tự, loại trừ yếu tố do thiết bị chứa LPG. Khi đó, công thức 4.38 có dạng:
(4.48)
Sau đây là một số yêu cầu an toàn hệ thống trong sử dụng LPG:
Các chi tiết cơ bản cũng như tổng thể thiết bị chứa LPG phải đáp ứng yêu cầu về sức bền ở điều kiện làm việc. Việc thiết kế, lựa chọn kết cấu của thiết bị xuất phát từ đặc tính của LPG, đặc điểm hoạt động của thiết bị … phải đảm bảo loại trừ hoặc hạn chế tới mức thấp nhất các yếu tố nguy hiểm tiềm tàng hay hình thành trong quá trình hoạt động. Kết cấu thiết bị phải đảm bảo độ bền để thiết bị làm việc an toàn, ổn định, tin cậy dưới tác động của LPG có áp suất làm việc cao. Tuy nhiên, hồ sơ thiết kế thiết bị chứa LPG của một số cơ sở chế tạo chưa đáp ứng yêu cầu [103]. Khi thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị chứa LPG ở nơi có khả năng bị ăn mòn do khí hậu như vùng biển hoặc trong không khí bị ô nhiểm bởi hơi, khí có đặc tính ăn mòn, hoặc khu vực có mưa axit, thiết bị đặt trên tàu thuyền họat động dài ngày trên biển, cần bổ sung hệ số kể đến do ăn mòn hóa học từ môi trường bên ngoài. Luận án đã xây dựng quy trình tính toán thiết kế bồn chứa LPG [60]. Nội dung chi tiết của quy trình này được giới thiệu trong phần phụ lục.
Việc chế tạo thiết bị chỉ được phép ở cơ sở có đủ điều kiện về người, thiết bị, công nghệ và phương pháp kiểm tra sau chế tạo …
Để bảo đảm an toàn, thiết bị phải được kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện các khuyết tật và có biện pháp xử lý, bảo dưỡng kịp thời. Bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ nhằm thay thế từng phần hoặc thay thế toàn bộ thiết bị không còn đảm bảo khả năng làm việc an toàn theo kế hoạch đã dự tính.
Trong sử dụng LPG phải có quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố; vận hành thiết bị theo đúng giấy chứng nhận kiểm định như: thông số vận hành, thời gian vận hành; cần phải theo dõi các thông số vận hành và kịp thời phát hiện các hiện tượng bất thường; khám nghiệm định kỳ trong quá trình sử dụng thiết bị; người vận hành phải đáp ứng tiêu chuẩn về chuyên môn, sức khỏe. Bên cạnh đáp ứng yêu cầu an toàn bản thể thiết bị, công tác an toàn nội tại cũng phải được bảo đảm. Sau đây là một số yêu cầu an toàn đối với hệ thống thiết bị chứa LPG:
Bồn chứa đặt trên xe có yêu cầu thiết kế như đối với bồn chứa cố định, ngoài ra còn thêm một số yêu cầu bổ sung:
Trên các ống hơi và ống lỏng, giữa 2 van chặn phải có van an toàn có áp suất đặt bằng 80% áp suất thử của hệ thống như sau:
Trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu về nhân lực, chưa có điều kiện trang bị thiết bị chứa LPG tốt hơn, nếu loại trừ yếu tố gây sự cố do môi trường như môi trường lao động, môi trường xã hội, môi trường pháp luật; môi trường tự nhiên ảnh hưởng tới thiết bị chứa LPG thì sẽ giảm thiểu được SCMT trong sử dụng thiết bị chứa LPG. Khi đó, công thức 4.38 có dạng sau:
(4.49)
Sau đây là một số giải pháp cụ thể nhằm loại trừ yếu tố môi trường:
Như luận án đã trình bày, các luật và văn bản quản lý Nhà nước, các TCVN về an toàn, PCCN và BVMT có liên quan tới LPG đã được ban hành khá nhiều. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật này đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về an toàn trong sử dụng LPG ở nước ta. Tuy nhiên, một số văn bản có sự không thống nhất, gây chồng chéo trong quản lý của các cơ quan chức năng, gây lúng túng trong thực hiện ở cơ sở. Cần nghiên cứu tích hợp các luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, luật BVMT, quy định về an toàn trong bộ luật lao động, luật phòng cháy vì các luật này đều có các điều khỏan liên quan tới vấn đề ATMT, tránh chồng chéo trong triển khai thực hiện ở cấp quản lý cũng như khó khăn trong thực hiện ở cấp cơ sở; tích hợp các tiêu chuẩn quốc tế, như: tiêu chuẩn hệ thống quản trị chất lượng (ISO 9000), tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000), tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA 18000) thành một tổng thể quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp, môi trường, chất lượng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả phòng ngừa SCMT, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, phương thức quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, công nghệ. Cần chú ý vấn đề an toàn môi trường thiết bị khi biên soạn tiêu chuẩn ATMT, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn an toàn trong sử dụng LPG trên quan điểm ATMT.
Muốn phòng ngừa SCMT hiệu quả thì pháp luật về ATMT thiết bị phải hoàn thiện và xử lý vi phạm pháp luật về ATMT phải nghiêm minh. Các họat động của con người luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây SCMT. Việc đề ra những quy định pháp luật để phòng ngừa và giảm thiểu hậu quả có ý nghĩa rất quan trọng. Pháp luật thông qua sự tác động đến hành vi con người có thể hạn chế hậu quả mà con người gây ra đối với chính mình và môi trường. Hệ thống luật, quy phạm, tiêu chuẩn các quy định về ATMT các thiết bị là công cụ hữu hiệu giúp cho việc thực thi pháp luật nghiêm minh, quản lý thiết bị một cách an toàn, ngăn ngừa SCMT. Các văn bản quy phạm pháp luật nên bổ sung yêu cầu các cơ sở sử dụng LPG vào diện phải có trình duyệt phương án PCCC. Bởi trong quá trình thẩm duyệt, cơ quan chức năng sẽ phát hiện ra những sai sót và yêu cầu cơ sở chấp hành nghiêm các quy định về thiết kế, thẩm duyệt, đảm bảo về an toàn phòng chống cháy nổ. Vụ nổ lò bánh mì Vân Sơn (quận Tân Phú) vào tháng 3-2009 khiến một người tử vong, ngoài yếu tố bất cẩn trong sử dụng khí đốt, một nguyên nhân nữa là cơ sở này không được thẩm duyệt thiết kế về PCCC trước khi đi vào sử dụng
Các quy định xử lý vi phạm về ATMT thiết bị cần được ban hành đầy đủ và được thực hiện nghiêm túc. Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về ATMT trong sử dụng LPG:
Dựa trên những nguyên nhân gây SCMT, xác định những biện pháp phòng chống và quy định quyền, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong việc phòng ngừa SCMT do thiết bị gây ra. Sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, nhà khoa học, nhà quản lý có vai trò quan trọng để phòng ngừa SCMT. Quy định về trách nhiệm của các cơ quan liên quan tới công tác phòng chống SCMT chung đã được quy định trong luật BVMT [41]. Luận án đề xuất một số điểm cụ thể như sau:
UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là cơ quan Nhà nước trực tiếp q 6d04 uản lý các cơ sở nạp LPG vào chai có trách nhiệm [99]:
Các sở, ngành liên quan có trách nhiệm [99]:
Sở công thương chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan: công an, sở LĐ-TB-XH, sở KH-CN, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định tại quy chế quản lý KTAT về nạp LPG vào chai; đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thẩm định điều kiện an toàn và trình chủ tịch UBND tỉnh/thành phố cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai đối với các tổ chức, cá nhân [6].
Bên thuê bồn (tiêu thụ LPG) và bên cho thuê bồn (đồng thời là bên cung cấp LPG) cần phối hợp chặt chẽ để bảo đảm an toàn hệ thống cho các thiết bị chứa LPG. Đặc điểm lớn nhất trong sử dụng LPG và cũng là đặc điểm khác biệt với việc sử dụng các lọai thiết bị khác là giữa bên thuê bồn và bên cho thuê bồn có sự cộng tác chặt chẽ trong thời gian sử dụng thiết bị chứa LPG: bên cho thuê bồn chịu trách nhiệm về an toàn thiết bị, bao gồm các công đoạn: khảo sát, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo dưỡng; bên thuê bồn chịu trách nhiệm trong khi sử dụng thiết bị. Tuy nhiên, việc khảo sát, thiết kế, chế tạo, lắp đặt (và có thể, cả công tác bảo dưỡng thiết bị) thiết bị, bên cho thuê bồn lại thuê bên thứ 3 thực hiện.
Một số vấn đề cần thảo luận
Trên cơ sở nhận diện đặc tính nguy hiểm và tác động môi trường khi xảy ra sự cố trong sử dụng LPG và cơ sở khoa học đánh giá SCMT được luận án xây dựng, bổ sung và hoàn thiện (công thức tính lượng LPG lỏng thóat ra ngoài được hóa hơi khi nổ thiết bị chứa LPG; công thức tính công sinh ra khi nổ thiết bị chứa LPG; hệ số xác định lượng tiêu thụ ô xy trong không khí, tiêu thụ không khí khô, hệ số phát thải CO2, hệ số phát thải khói khi cháy đám mây hơi LPG phát sinh sau sự cố nổ thiết bị chứa LPG trong trường hợp xảy ra cháy hoàn toàn LPG; công thức tính lượng nhiệt bức xạ truyền tới bề mặt hấp thụ nhiệt vào trường hợp cháy LPG; mô hình nguồn phát thải gián đoạn, phát thải dạng đám mây hơi vào trường hợp sự cố nổ thiết bị chứa LPG, áp dụng trong điều kiện sử dụng LPG ở Việt Nam); thực trạng trong sử dụng LPG ở Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp đồng bộ, hệ thống, khả thi, phù hợp với điều kiện sử dụng LPG ở Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn, phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG ở Việt Nam và những nơi có điều kiện tương tự, trên cơ sở xây dựng khoa học về quản trị rủi ro kỹ thuật. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trong phần này của luận án cần được tiếp tục hoàn thiện, bổ sung như trình bày sau đây: