Nhà hải dương học
Hải dương học tập hợp toàn bộ các bộ môn khoa học chuyên ngành nghiên cứu về đại dương: sinh học biển (động vật học và tảo học), địa chất học và địa vật lý, hóa học và vật lý biển. Là môi trường khởi thủy cho mọi sự sống, đại dương là nơi lớn nhất chứa các chất sống, động vật, thực vật và cả ôxy (chức năng diệp lục tố của các loại tảo) và các loại thực phẩm. Nhưng nước bao phủ 70% bề mặt Trái đất là một yếu tố mà ở đó con người không thể sống mà không có những phương tiện kỹ thuật. Hải dương là không gian mới mả con người thám hiểm nhờ rô-bốt, áo lặn, tàu lặn và tàu ngầm. Ví dụ như tàu Nautile lặn sâu tới 6000 mét để tiến hành những nghiên cứu sinh thái biển sâu. Do vậy, con người đã khám phá ra nguồn thủy nhiệt, những luồng “khói đen”, tạo nên những ốc đảo của sự sống ở dưới đáy của những hố đại dương xa xôi, nơi có những sinh vật kỳ lạ không hề biết đến ánh sáng mặt trời... Mặt khác sự quan sát các đại dương qua vệ tinh (phát hiện từ xa) cho phép lập ra những tấm bản đồ không ngừng thay đổi của những dao động nhiệt độ, của những dòng chảy và băng tuyết, của gió và hơi nước, cùng với những màu sắc chỉ rõ sự tập trung của các sinh vật nổi: các thông tin hữu ích cho việc quản lý tốt nhất các tài nguyên của biển. Tuy nhiên các phương pháp cổ điển vẫn không thể thay thế được đối với việc nghiên cứu đáy biển và các địa hình dưới đáy biển, những lớp trầm tích và núi lửa, đối với việc tiến hành tìm các mỏ quặng và dầu cũng như phát triển các khả năng của ngành đánh bắt bải sản. Mặc dù vậy, biển vẫn là một khu vực diệu kỳ chưa được thấu hiểu hết và nơi thu hút sự say mê khám phá của các nhà hải dương học.