Nhà nghiên cứu núi lửa
Nghiên cứu núi lửa là một bộ môn khoa học không chỉ nghiên cứu về những hoạt động của núi lưa mà là cả hệ thống kiến tạo của Trái đất. Các ngọn núi lửa phân bố dọc theo các khu vực tiếp giáp giữa những mảng di động khác nhau tạo thành lớp vỏ trái đất. Tại những điểm va chạm, các đường nứt (miệng núi lửa), có mắc-ma (đá nóng chảy và khí) phun trào ra. Đá mác-ma này đông rắn lại khi gặp không khí và chất thành đống để tạo nên những địa hình dạng nón, để xuất hiện ở trung tâm một vùng lõm gọi là miệng núi lửa hay hõm lòng chảo. Người ta phân loại núi lửa theo tính chất của các sản phẩm mà chúng phun ra; những dòng dung nham, những vụ nổ lớn với những đợt phun lửa nhỏ (đá) và những bom núi lửa, những đợt phun tro kèm khí đốt (những đám phun trào). Núi lửa được nhận biết bằng những tiếng ầm ầm, rồi những trận động đất; đôi khi chúng phản ứng bằng tiếng nổ duy nhất. Trong mọi trường hợp, núi lửa vẫn luôn nguy hiểm, ngay cả khi chúng đã “ngủ” từ lâu, bởi vì sự “thức giấc” của chúng rất tàn nhẫn. Các tiến bộ về nghiên cứu cơ bản rất quan trọng, giúp cho ta hiểu rõ hơn quá trình hình thành các chất khí gây nên phun trào núi lửa, và hiểu được làm thế nào mắc ma lại khai thông được một lối đi về phía đường thoát khi phá vỡ các lớp đá. Công việc của các nhà nghiên cứu núi lửa là nghiên cứu và dự báo trước những phản ứng của núi lửa và báo động trong trường hợp nguy kịch. Nỗi bất hạnh là không phải lúc nào các nhà nghiên cứu này cũng nghe thấy triệu chứng của núi lửa. Điều đó đã cướp đi sinh mạng của 25000 người ở Armero, Clombia, khi núi lửa Nevado del Ruiz phun trào một làn sóng bùn lên thành phố năm 1985.