Tài liệu: Nhà nguyện Đại học của Vua

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Một phần trong sự nổi tiếng khắp thế giới Của Nhà nguyện đại học của vua, Cam- bridge, phát xuất từ chỗ ca đoàn, và chương trình phục vụ Ca khúc Giáng sinh hằng năm phát thanh trên khắp thế giới,
Nhà nguyện Đại học của Vua

Nội dung

Nhà nguyện Đại học của Vua

Thời điểm: 1446 – 1515

Địa điểm: Cambridge, Anh

Ta muốn rằng sự soi sáng của Cộng đoàn sẽ tiếp tục trong khung cảnh thuần khiết, trong sạch, có giá trị thực sự, một nhiệm vụ thật linh động trong sự khao khát vươn đến sự phúc thiện.

Di chúc của Henry VI- 1448

Một phần trong sự nổi tiếng khắp thế giới Của Nhà nguyện đại học của vua, Cam- bridge, phát xuất từ chỗ ca đoàn, và chương trình phục vụ Ca khúc Giáng sinh hằng năm phát thanh trên khắp thế giới, nhưng lý do chính mà hàng ngàn khách tham quan nhà nguyện mỗi năm là chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc tuyệt vời. Đây chính là một minh họa nổi bật về Kiến trúc thẳng đứng kiểu Anh, một phong cách Gothic đặc biệt sau này, với sự thể hiện hùng vĩ nhất, bằng mái cong hình quạt, một dạng kết cấu độc đáo trong kiến trúc Anh giai đoạn này. Kiến trúc tạo ra nhiều diện tích lớn để lắp kính, như trong trường hợp Nhà nguyện kính màu ở châu Âu mang về gắn đầy ắp. Sau cùng, nhà nguyện là nơi chứa đựng một số lượng đồ gỗ nội thất khổng lồ, bình phong và bàn thờ, được Nikolaus Pevsner mô tả như ''công trình tinh túy nhất của phong cách đầu thời kỳ Phục Hưng ở Anh''.

Lịch sử

Henry VI (1421-71) xây dựng đại học St Nicholas (vị thánh bổn mệnh của ông) năm 1441, năm 1443 đổi tên thành ''Giáo đoàn Maria và St Nicholas thánh thiện của Vua''. Tòa nhà làm trường (hiện nay là ''Trường cũ'' trong đại học), hình thành một sân trong nằm ở phía bắc nhà nguyện hiện nay. Theo di chúc của Henry năm 1488 hình dung một sơ đồ lớn hơn nhiều, có một sân thật lớn nằm ở phía nam nhà nguyện, với kích thước được ông quyết định chính xác. Ông cũng gợi ý đặc điểm của tòa nhà phải nên hạn chế hơn là phô trương. Mãi cho đến thế kỷ 19 Đại học mới hoàn tất ở ba hướng - ở phía đông do William Wilkins hoàn tất bằng một bình phong trong suốt nổi tiếng, phỏng theo kiểu nhà nguyện để tạo ấn tượng mạnh.

Vì thế nhà nguyện hình thành một phần của sân trong, giống như các nhà nguyện ở trường Oxford. Với vai trò là một nhà nguyện, chứ không phải là nhà thờ, và có chức năng được công nhận là nhà nguyện của vua, giống như Nhà nguyện St Stephen theo Kiến trúc thẳng đứng ban đầu ở Westminster, sơ đồ ở nhà nguyện của Vua là một chiếc hộp cao hình chữ nhật, mặc dù lớn hơn và về không gian đơn giản hơn bất kỳ nhà nguyện nào khác ở Anh trước và sau thời điểm ấy. Các nhà nguyện hai bên thu hẹp lại, chúng đang được các trụ bổ tường ở hai bên kềm lại, vì thế nói chung không ảnh hưởng đến không gian chính.

Có thể suy luấn ba giai đoạn thi công. Giai đoạn 1, từ năm 1446 đến khoảng 1461, dưới sự chỉ huy của thợ cả Reginald Ely, kết thúc khi Henry VI bị phế truất. Chỉ xây dựng lặt vặt trong khoảng 15 năm trước khi khởi công giai đoạn 2 từ năm 1476 đến 1485, kết thúc triều đại của Richard III. Giai đoạn 3 bắt đầu từ năm 1508, năm cuối cùng của Henry VII, đến 1515. Mái cong hình vòm (bắt đầu năm 1512) và hầu hết những tác phẩm chạm khắc tinh vi nhất do Thomas Stockton thực hiện trong giai đoạn 3 này, dưới triều đại của Henry VIII - hoa hồng trên vương miện, khung lưới sắt và hoa huệ Tây biểu tượng cho sự bảo trợ của nhà vua. Như Francis Woodman nhận xét, những gì bắt đầu như '' một hành động mộ đạo và nhận thức tôn giáo sâu sắc'' được xem đạt mức hoàn hảo như ''một đồ vật rực rỡ về nghệ thuật và tuyên truyền cho triều đại'', trái với lời kêu gọi nên kiềm chế của người sáng lập.

ü      Cảnh nhìn về hướng đông từ gian giữa trong nhà nguyện hướng về chỗ ca đoàn, cho thấy mái vòm hình quạt và tấm bình phong bằng gỗ ở giữa.

ü      Chi tiết cửa sổ phía đông, thể hiện cảnh Pontius Pilate đang rửa tay. Kính màu ở Nhà nguyện đại học của Vua nằm trong số các nhà nguyện đẹp nhất châu Âu.

Mái cong hình vòm đồ sộ

Mái gỗ của nhà nguyện - dĩ nhiên đứng ở bên dưới không thể nhìn thấy - là một trong những mái gỗ đẹp nhất và lớn nhất trong cuối thời kỳ Trung cổ ở Anh. Mái được mái cong hình quạt tráng lệ che phủ, được xây dựng vào giai đoạn 3. Các cấu kiện đúc cột, hoàn tất trong giai đoạn 1, ngụ ý một kiểu mái cong hình vòm khác (lierne), có lẽ là dự định độc đáo của Reginald Ely. Kết quả, sau năm 1508, sườn ''đường chéo'' từ các trụ bổ tường tỏa nhánh thành năm sườn của mỗi 1/4 mái vòm dạng quạt. Hiện vẫn tranh cãi về tác giả thiết kế mái vòm dạng quạt, mặc dù mọi người cho là John Wastell, thợ cả từ năm 1508. John a Lee, Henry Smith, William Vertue và Henry Redman, tất cả đều là thợ nề của triều đình, tham quan đại học ở nhiều giai đoạn thi công khác nhau.

Có vô số ví dụ về mái cong dạng quạt ở Anh, thường bắc qua các nhà nguyện tương đối nhỏ đi liền với các nhà thờ ban đầu. Nhưng ở Đan viện Sherborne, được thiết kế lại từ năm 1475, gian giữa nhà nguyện và cánh ngang rộng 7,9m (26 ft) và bốn tòa nhà khác, có nhịp rộng từ 8m (26,25ft) hay hơn: nhà nguyện Henry VII ở Westminster, đan viện Bath, cái gọi là Công trình mới ở Thánh đường Peterborough và Đại học của Vua, nơi đây nhịp rộng đến 12,7m.

ü      Cảnh nhìn từ bên ngoài nhà nguyện từ hướng tây nam, cho thấy bối cảnh kiến trúc của nhà nguyện.

Cũng như trong các công trình kiểu Gothic sau này, sườn trang trí được áp dụng vào bề mặt của mái cong dạng vòm, nhưng vỏ mỏng ở mái cong hình quạt khác với các bề mặt khác về nguyên lý cơ bản. Chẳng hạn, mái vòm nhọn gồm bốn phần chỉ làm cong theo một chiều duy nhất, và tính năng kết cấu chỉ có thể tính khi nghiên cứu mặt cắt điển hình. Mái vòm hình quạt được làm cong ở hai chiều, điều này có nghĩa phân tích kết cấu của mái, cũng như ở mái bát úp, phức tạp hơn nhiều. Giáo sư Jacques Heyman sử dụng lý thuyết vỏ mỏng để chứng minh tác động kết cấu của hình dáng. Ở dự tính thứ nhất, lực nằm ngang trong mỗi ngăn ở Nhà nguyện của Vua xấp xỉ 16 tấn. Nhưng phần rỗng hình côn của mỗi mái cong dạng vòm một phần được lấp đầy bằng gạch đá vụn, để ổn định mái vòm, giảm lực xô ngang ở mỗi trụ bổ tướng khoảng 10 tấn.

John Wastell cũng thiết kế vỏ trụ giao nhau hình chữ thập ở Thánh đường Canterbury. Phong cách của ông dễ nhận ra bằng sự rõ ràng nhất định: mái cong hình quạt ở Westminster, gần như xây dựng cùng thời gian, rất phong phú nhưng làm rối mắt. Mái cong dạng vòm của Wastell ở nhà nguyện của Vua hiệu quả trong kết cấu và hình dạng cũng được dễ hiểu bằng cách phân chia các sườn ở mỗi ngăn. Chất lượng thi công cũng phải rất cao - ''chắc chắn đây là vòm đá được vẽ sơ đồ chu đáo nhất, đẽo gọt chính xác nhất và thi công với chất lượng cao nhất ở Anh'' - và tiêu chuẩn thi công này tiếp tục ở các công trình trang trí chạm khắc trên vách của Stockton: hoa hồng, lưới sắt và vương miện hầu như chạm trổ hoàn toàn.

Kính màu

Kính màu ở Nhà nguyện đại học của Vua là bộ cửa sổ nhà thờ hoàn chỉnh nhất được bảo quản từ thời của Henry VIII, và thậm chí hợp đồng thiết kế và thi công theo kiểu này vẫn còn tồn tại. Barnard Flower có vẻ ký hợp đồng phụ một số công đoạn với sáu thợ vẽ kính khác, nhưng có một số tranh luận về trách nhiệm thiết kế tổng thể phần cửa sổ. Cho dù là ai đi nữa - nếu không nói là người Hà Lan Adrian van den Houte hay Dierick Vellert (rất có khả năng do người này thiết kế) - chắc hẳn họ đều quen thuộc với tranh khắc gỗ và tác phẩm chạm khắc, từ đó suy luận ra phần lớn thiết kế. Cấu trúc diễn đạt bằng hình tượng cầu kỳ, giao nhau từ panel này sang panel khác, với công tác ốp và miêu tả cảm xúc mãnh liệt. Chủ đề chính là cuộc đời của chúa Jésus, được phụ họa bằng cảnh quan trích từ cuộc đời của Đức mẹ Maria đồng trinh, phần lớn sự mô tả bằng hình tượng hình học đến nỗi các mẫu tương ứng đều lấy từ đây, ví dụ Jonah đã dành ra ba ngày để vẽ bụng cá voi, sự chịu nạn và phục sinh của Chúa. Chi tiết kiến trúc được mô tả mang yếu tố của thời kỳ Phục hưng hơn là Gothic, và thường nhắc đến sự bảo trợ của vương triều Tudor, nhất là ở cửa sổ lộng lẫy phía đông. Ở mức độ trừu tượng hơn, sự phối hợp màu sắc rất đáng kể, cửa sổ có thể đánh giá như một mẫu thuần túy.

Số liệu thực tế

Chiều dài                                  88m

Chiều rộng                                12,7m

Chiều cao                                 24,4m

Cửa sổ                                      25 hoàn tất

Bình phong

Bình phong hay ''pulpitum'' có lẽ lắp đặt trong khoảng 1530 đến 1535, mang theo một bộ phận phía trên và tiếp tục về phía đông để hình thành phần mặt sau của chỗ ca đoàn. Chắc chắn phải cần đến nhiều người thi công, trong Báo cáo xây dựng Nhà nguyện Đại học của Vua không ghi tên người thiết kế, theo phong cách giống với trường phái cổ điển Pháp hay Hà Lan hơn là phong cách Ý, nhưng mặc dù được trang trí cầu kỳ nhưng có vẻ ''mang phong cách riêng'' như công trình ở Fontainebleau. Các vòm tròn lặp đi lặp lại, chia nhỏ phần trang trí kiến trúc ở đáy cột, thân cột, kết cấu bên trên mũ cột, và hệ thống thứ bậc thành phần chặt chẽ đảm bảo ý nghĩa nghi thức cổ điển, nhưng bên trong là thiên thần có cánh, chim thú và thực vật cách điệu đan quyện trong các panel của các cột áp tường, trụ ngạch và các góc lõm lượn tròn giữa trần và tường.

Chữ viết HR và AR lồng vào nhau và các cánh tay chia thành bốn phần của Henry VIII và Anne Boleyn, người trị vì trong tư cách hoàng hậu từ ngày 14/11/1532 đến 9/5/1536, là chứng cứ rõ nhất về niên đại. Huy hiệu cầu kỳ nằm phía sau chỗ ca đoàn, St George và Hình rồng với các nhân vật ở phía trên và dưới vô cùng phong phú. Theo cách riêng của mình, bình phong đạt đến trình độ có thể sánh với tuyệt tác xây dựng trong thời kỳ Gothic muộn này.

Trong thập niên 1960, sau một số lần tranh luận, như trong Adoration of the Magi của Rubens chẳng hạn được sắp đặt bên dưới cửa sổ phía đông và ở phần cuối của nhà nguyện được sắp xếp lại. Vì thế hiện nay nhà nguyện có cả bức họa tuyệt tác của Hà Lan thế kỷ 17 để đối thoại cùng khối xây đá thiên nhiên kiểu Gothic, kính làu khác thường và bình phong gỗ thời kỳ Phục hưng.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4224-02-633713270927757694/Nha-tho-Co-doc-Hoi-giao-den-va-chua/Nha-n...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận