Nhà thờ Charlemagne ở Aachen
“Một sự thần kỳ về kiến trúc nửa người nửa thánh”. Những người cùng thời bởi Charlemagne đã tuyên bố như vậy, sau khi người ta lập đền thờ ông vào năm 805 ở Aachen. Nhưng hầu như không ai đoán trước được rằng ngôi đền này lại trở thành biểu tượng cho sự đổi mới về chính trị, văn hoá và tinh thần của châu Âu sau 400 năm dưới chế độ quân chủ.
Có lẽ bản thân Charlemagne thì không lấy làm ngạc.nhiên. Mặc dù Aachen là một thành phố không có gì nổi trội, nhưng ông ta vẫn chọn làm kinh đô và nó nằm gần trung tâm Vương quốc của ông, kéo dài từ biển Bắc xuống tới tận Địa Trung Hải. Từ trung tâm của chế độ phong kiến cố hữu này, ông muốn làm sống lại cái bộ luật và nền văn hoá của La Mã cổ đại, khuyến kích việc viết các cuốn sách mới, và chỉ huy việc xây dựng các nhà thờ, tu viện đẹp. Cuối cùng ông muốn biến Aachen trở thành một Roma thứ 2, ngôi nhà của người lập ra đế chế La Mã thần thánh.
Công trình trọng tâm trong kế hoạch xây dựng lớn của ông cho Aachen là cung điện nhà thờ (Palace Chapel), một công trình kiến trúc nặng nề nhất mà ở châu Âu sau nhiều thế kỷ mới có được. Ngôi đền có hình bát giác đã gợi lại vẻ tráng lệ của kiến trúc Byzantine và kiến trúc La Mã được truyền cảm hứng từ những chiếc cột trụ khổng lồ và những mái vòm được bao viền tròn.
Cung điện nhà thờ của Charlemagne chứa đựng sự liên kết giữa nhà thờ và nhà nước và làm tăng cường vị thế của ông này như một người trị vì của phương Tây. Tại một phòng trưng bày trên tầng hai, ông đặt chiếc ngai của mình trên đó, mặt hướng về một chiếc bàn thờ cao. Vì Charlemagne là một con người hiếu thảo, ngoan đạo, nên theo những người viết sử của triều đình thì ông này mỗi ngày dự lễ 3, 4 lần và thích được “cùng hát với những người khác”. Hàng năm người được thuê để cầu kinh cho ông ta liên tục trong ba ca và phải cần đến 30 chiếc bàn thờ.
Nhưng giờ đây cung điện nhà thờ Charlemagne đã biến mất cùng với thư viện, một phòng khánh tiết dài 167 feet và một bể bơi lát đá cẩm thạch đủ rộng cho 100 người tắm cùng một lúc.
Mặc dầu ngôi nhà thờ lớn Aachen (Cathedral) sau này đã nhấn chìm cung điện nhà thờ này, nhưng kiệt tác hình bát giác hầu như không thay đổi sau gần 1.100 năm và thật kỳ diệu là cung điện nhà thờ đã không bị phá huỷ bởi bom đạn của Thế chiến thứ I và Đại chiến thế giới thứ II. Ngày nay, nó là một trong những di tích vĩ đại nhất về một con người là làm hồi sinh những ý tưởng và đạo lý của La Mã cổ đại.