Thành phố Bulawayo
Bulawayo, thành phố lớn thứ hai sau Harare của Zimbabwe, với dân số 621.742 người, nằm ở trung tâm địa hình đất nước. Bulawayo, vốn là vùng đất Hoàng gia, kinh đô của triều đình Ndebele cho đến cuối thế kỷ XIX, khi quân Anh xâm chiếm vùng đất này từ năm 1830. Tuy vậy, triều đình Ndebele vẫn tồn tại cho đến ngày Zimbabwe giành được độc lập năm 1980, dưới sự lãnh đạo của Robert Mugabe.
Bulawayo, không còn là thủ đô, nhưng là một trung tâm công nghiệp chủ chốt của Zimbabwe và cũng là một trung tâm văn hoá thương mại nơi thường xuyên tổ chức nhiều cuộc trưng bày triển lãm.
Là một cố đô, dân chúng Bulawayo sống lịch thiệp, thân ái, ăn mặc theo kiểu truyền thống dân tộc. Ngày nay bên cạnh những cung điện cổ kính, Bulawayo đã mọc lên nhiều cao ốc chọc trời.
Bulawayo có nhiều viện bảo tàng nổi tiếng: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thế giới và văn hoá Zimbabwe. Viện bảo tàng Quốc gia trưng bày các loại trang sức vàng bạc, châu báu, trong đó có cả nghệ thuật khắc chạm đá, nổi tiếng của người Shona. Viện Bảo tàng Đường sắt Bulawayo trưng bày các loại ô tô ray, được sử dụng dưới thời Rodesia. Trong số các toa tàu trưng bày có một đoàn tàu dành riêng cho viên Toàn quyền Anh ở Zimbabwe là Cbecil Rodes sử dụng cho tới khi ông qua đời. Sau khi ông chết ở Cape Town, người ta đã dùng đoàn tàu này chở thi hài Rodes về lại Bulawayo. Rodes được chôn cất ở ngoại ô Bulawayo.
Vùng ngoại ô Bulawayo có khu bảo tồn động vật hoang dã Tshabalala, nơi sinh sống của hàng đàn thú rừng quý hiếm như hươu cao cổ, ngựa vằn, linh dương... tại đây còn có khu điều dưỡng, săn sóc các động vật bị ốm đau, bị tai nạn.
Vùng ngoại ô Bulawayo, nơi có nhiều bức tranh cổ, thuộc thời kỳ đồ đá, được khắc chạm trên các vách núi đá nổi tiếng thế giới. Tại đây còn có vườn quốc gia Matôp, nơi có loài tê giác.