Nhà thờ St. Michael ở Hildesheim
Tháng 3 năm 1945, sau một trận oanh kích bằng máy bay kéo dài 18 phút của quân đồng minh đã phá huỷ hầu như toàn bộ thành phố công nghiệp quan trọng Hildesheim ở Đức. Ngọn lửa chiến tranh đã thiêu trụi ngôi nhà thờ St. Michael. Ngôi nhà thờ này bắt đầu xây dựng năm 1001 nếu tính đến nay nó đã tồn tại ngót nghét 1000 năm, nó là một trong những ngôi nhà thờ cổ và đẹp nhất được thiết kế theo kiểu Roman.
Tuy bị bom đạn huỷ diệt nhưng may thay bức tranh biểu tượng rực rỡ trên trần nhà thờ đã không bị huỷ hoại. Năm 1943 bức tranh “Cái cây dòng họ chúa Giê- su” được một người yêu nghệ thuật ở Hildesheim cất giấu trong suốt thời kỳ chiến tranh. Đó là bức tranh dài 1 mét và rộng chừng 20 cm được tạo thành bởi 1.300 miếng gỗ sồi.
Các tu sĩ của thế kỷ XIII đã phải mất 4 năm để vẽ sự tích về Kinh thánh miêu tả sự cứu rỗi nhân loại từ lúc Adam và Eva bị đuổi ra khỏi vươn địa đàng, cho tới lúc Chúa chuộc tội cho loài người. Để tạo ra mầu sắc sinh động, các tu sĩ đã dùng thần sa để tạo ra màu đỏ và đá xám để tạo ra màu xanh thẫm. Trong suốt nhiều thế kỷ, các nghệ nhân khác của các thời đại đã tô thêm nhiều lớp sơn mới cho bức tranh. Vì vậy các nhà chuyên môn đã làm việc suốt trong 5 năm để phục hồi từng chi tiết, từng sự tích đúng mầu sắc ban đầu của nó. Từ lầu, bức tranh trên trần thà thờ thời Trung cổ được coi là có ý nghĩa và bức tranh “Cái cây dòng họ chúa Giê- su” ngày nay đã được để lại vị trí cũ vào năm 1960, khi việc trang trí sửa chữa lại nhà thờ St. Michael hoàn tất. Nhà thờ St. Michael cũng không kém phần quan trọng hơn so với cái trần của nó. Ngôi nhà thờ này có nhiều đặc điểm quan trọng có ảnh hưởng tới thiết kế Roman sau này thư: ba gian bên, các chỗ cầu nguyện hình bản nguyệt ở mỗi đầu nhà thờ và hai cánh ngang chia đôi phía trước và phía sau gian giữa của nhà thờ.
Giám mục Bernaward đã chủ trì việc xây dựng ngôi nhà thờ St. Michael vào khoảng năm 1001 trong khi các vua Otto của Đức đang bận rộn việc mở rộng đế chế Roman linh thiêng. Việc xây dựng và trang trí các nhà thờ làm tôn vinh quyền lực của đế chế và thu phục được lòng trung thành của người nông dân. Mặc dù giám mục Bernaward đã có một kiến trúc sư trợ giúp, nhưng người ta vẫn cho rằng việc thiết kế 6 gác chuông đối xứng một cách khác thường chính là của ông giám mục chứ không phải thiết kế của kiến trúc sư. Người ghi chép lại tiểu sử của Giám mục Bernaward đã mô tả ông là “một học giả xuất sắc, có kinh nghiệm về hội hoạ, tài giỏi về nghệ thuật và kỹ thuật đúc đồng cũng như tất cả mọi loại công việc thiết kế kiến trúc”.
Chính nhờ sức tưởng tượng của con người đã làm nên ngôi nhà thờ St. Michael và đã cứu được cái trần quý giá của nó gần 1000 năm sau.