PHÂN LOẠI PHÁP LUẬT
Pháp luật là tổng hoà những quy tắc hành vi do cơ quan quyền lực của Nhà nước định ra. Căn cứ vào hình thức biểu hiện, pháp luật có thể phân thành mấy loại sau đây:
Luật trong nước và luật quốc tế Luật trong nước là những luật pháp do cơ quan quyền lực quốc gia định rạ hoặc cho phép thi hành trong nước, chẳng hạn Hiến pháp, Luật hình sự, Luật dân sự. Luật quốc tế hình thành giữa các quốc gia, dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa các nước với nhau, chẳng hạn như các điều ước quốc tế.
Luật cơ bản và luật phổ thông. Luật cơ bản chủ yếu là chỉ Hiến pháp trong đó qui định những vấn đề cơ bản về Nhà nước, xã hội, công dân hoặc những vấn đề đặc biệt quan trọng khác, có hiệu lực pháp luật cao nhất. Luật phổ thông chỉ những đạo luật khác ngoài Hiến pháp, được định ra căn cứ vào những qui định của Hiến pháp hoặc tinh thần của Hiến pháp.
Luật thực thể và luật trình tự. Luật thực thể là những đạo luật qui định quyền lợi và nghĩa vụ giữa mọi người như Luật dân sự, Luật hình sự, Luật kinh tế, Luật hành chính, Luật hôn nhân và gia đình, Luật thừa kế v.v. . . Luật trình tự là những đạo luật qui định trình tự và thủ tục cần thiết liên, quan đến việc thực hiện quyền lợi và thi hành nghĩa vụ, như Luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính v.v. . .
Luật thành văn và luật không thành văn. Luật thành văn là những đạo luật do cơ quan lập pháp làm ra và được thể hiện bằng chữ viết đã qui phạm hoá, ví dụ Hiến pháp, Luật hình sự, Luật dân sự. . . ; luật không thành văn là những luật không thông qua trình tự lập pháp thông thường, không được thể hiện bằng chữ viết như luật thành văn, ví dụ những hương ước, những qui định về tập tục. . .