PTOLÉMÉE - NHÀ THIÊN VĂN HỌC ĐẦY QUYỀN UY.
Người cổ đại rất thích thú muốn biết Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì tinh tú được cấu tạo như thế nào và chuyển động ra sao. Ptolémée (khoảng 90 - 168) là người đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề này và trở thành nhà khoa học đứng hàng đầu trong lịch sử thiên văn học.
Ptolémée sống vào thời Hi Lạp cổ đại, lúc bấy giờ nhiều thành bang, đất đai của Hi Lạp bị người La Mã chiếm cứ, nền văn hóa Hi Lạp nhanh chóng được lan truyền ra ngoài. Ptolémée sinh tại thành phố Ptolemais (Thượng Ai Cập) khi nền văn hóa Hi Lạp đã chịu ảnh hưởng sâu sắc Văn hóa Ai Cập.
Kế thừa học thuyết Aristote và nhiều người đi trước ông đã thông qua một số lớn các phép đo đạc thiên văn, địa ký sáng lập nên học thuyết về kết cấu vũ trụ viết nên bộ sách lớn gồm 13 quyển ''Thiên văn đại toàn''. Trong sách, ông đã dựa vào quan điểm của những người đi trước coi trái Đất là trung tâm cửa vũ trụ, phát huy thêm và tổng kết một cách có hệ thống. Học thuyết hệ thống hành tinh của Ptolémée khẳng định Trái Đất là một quả cầu khổng lồ lơ lửng trong không trung không có giá đỡ. Ông lại phân biệt các thiên thể thành định tinh và hành tinh, Mặt Trời, Mặt Trăng là những thiên thể ở tương đối gần với chúng ta, đã tiến một bước dài trong việc tách Thái Dương hệ và các hệ tinh tú khác. Qua việc quan trắc và đo đạc một cách có hệ thống và qua tính toán đã lập bản đồ sao gồm 1028 vì sao, tính toán được khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất vào khoảng 29,5 lần đường kính của Trái Đất. Con số này đã là khá chính xác vào thời đó. Học thuyết của Ptolémée về hệ thống tinh tú có tác dụng thúc đẩy nền văn hóa nhân loại tiến tới.
Học thuyết Ptolémée mà linh hồn là thuyết Địa tâm phù hợp với các số liệu quan trắc của người thời đó nên được tôn sùng trong một thời kỳ dài. Đặc biệt sau khi ptolémée qua đời, học thuyết Địa tâm hoàn toàn phù hợp với lời dạy của ''Kinh thánh'' cho rằng Trái Đất đứng yên, Thượng Đế đã an bài loài người vào trung tâm của vũ trụ, nên sau này học thuyết Ptolémée đã bi tôn giáo lợi dụng, biến thành một giáo điều không được phép hoài nghi, đã thống trị tư tưởng châu Âu một thời kỳ dài đến 1400 năm. Sau này khi Copernic đưa vào lí thuyết Trái Đất tròn cũng như các quy luật vận động của các hành tinh của Ptolémée, chuyển trung tâm chuyển động từ Trái Đất đến Mặt Trời và sáng lập nên học thuyết ''nhật tâm'' và Copernic đã làm một cuộc cách mạng trong thiên văn học.
Ptolémée là một nha bác học đa tài, một học giả lớn đã để lại nhiều tác phẩm khoa học cho đời sau. Ngoài thiên văn học ra, ông còn là nhà toán học, nhà quang học, nhà địa lí và địa đồ học. Vào thời trước ông, bản đồ thế giới chỉ mới được vẽ về phía đông đến vùng Hằng Hà của Ấn Độ. Chính Ptolémée đã lập ra một bản đồ thế giới phạm vi từ Trung Quốc đến tây Âu, từ Nga cho đến Ai Cập. Ông đã có những nghiên cứu xuất sắc về hiện tượng khúc xạ đưa ra những tổng kết về tỉ lệ góc tới và góc khúc xạ trong hiện tượng khúc xạ. Ông còn dùng phương pháp toán học để tiếp tục nghiên cứu hiện tượng khúc xạ và đang tiến bước trên con đường tìm định luật khúc xạ ánh sáng; nhưng đáng tiếc là đã không phát hiện được định luật này. Kết qủa là đến tận thế kỉ 17, định luật khúc xạ ánh sáng mới được nhà toán học Hà Lan là Snell tìm ra.