Thực thể (Entity) là đối tượng mà ta cần quan tâm trong công tác quản lý. Một đối tượng có thể là:
Rất cụ thể:
Hoặc trừu tượng, chẳng hạn:
Tiêu chuẩn xác định thực thể
Kiểu thực thể:
Là tập hợp các đối tượng cùng loại hình thành một kiểu thực thể, nói khác đi kiểu thực thể chính là những thực thể cùng được mô tả bằng những đặc trưng giống nhau.
Ví dụ: Một nhân viên là một thực thể, tập hợp các nhân viên của cùng một hệ thống tạo thành một kiểu thực thể.
Thuộc tính của thực thể: Thuộc tính được hiểu là dữ liệu,là tính chất đê dùng để mô tả một đặc trưng của thực thể.
Ví dụ:Thực thể SinhViên có các thuộc tính:HọTên, QueQuan, MaSV...
Thuộc tính của liên kết: Là các tính chất chung của các quan hệ trong một tập thực thể. thuộc tính của quan hệ phụ thuộc vào tất cả các tập thực thể tham gia vào quan hệ.
Chú ý: Chú ý thực thể có thể là đa trị, đơn trị hoặc phức hợp
Một liên kết là một sự ghép nối giữa hai hay nhiều thực thể. Phản ánh sự liên hệ giữa các thực thể.Có các kiểu liên kết sau.
Quan hệ 1-1 (đọc là liên kết một một): Hai thực thể A và B có mối quan hệ 1-1 nếu một thực thể kiểu A tương ứng với một thực thể kiểu B và ngược lại:
Quan hệ 1-n (đọc là liên kết một nhiều): Hai thực thể A và B có mối Quan hệ 1- n nếu một thực thể kiểu A tương ứng với nhiều thực thể kiểu B và một thực thể của B chỉ tương ứng với một thực thể kiểu A:
Quan hệ n-n (đọc là liên kết nhiều nhiều ): Hai thực thể A và B có mối Quan hệ n-n nếu một thực thể kiểu A tương ứng với nhiều thực thể kiểu B và ngược lại”
Tập thực thể:
Tập quan hệ:
Quan hệ có khoá chung:
Ví dụ:
Chuyển mô hình ER sau thành lược đồ quan hệ.
Chuyển thành lược đồ quan hệ như sau:
MỘNHỌC(# Mã môn, Tên Môn)
GIAOVIÊN(# Mã GV, Họ Tên)
SV(#Mã SV, Tên SV)
DẠY(Mã GV, # Mã môn )
HỌC(#Mã SV, # Mã môn, Điểm)
Lược đồ DẠY và MÔNHỌC có cùng khoá =>kết hợp thành lược đồ
MÔNHỌC((# Mã môn, Tên Môn, Mã GV).
Giai đoạn tìm hiểu nhu cầu là nhằm làm rõ hệ thống CSDL sẽ được lập ra phải đáp ứng các nhu cầu gì của người dùng-các nhu cầu trước mắt và tương lai, nhu cầu tường minh và tiềm ẩn.
Giai đoạn phân tích là nhăm đi sâu vào bản chất và chi tiết của hệ thống cho thấy hệ thống là phải thực hiện những việc gì và các dữ liệu mà nó đề cập là những dữ liệu nào, có cấu trúc ra sao.
Giai đoạn thiết kế là nhằm đưa ra các quyết định về cài đặt hệ thống, để sao cho hệ thống thoả mãn được các yêu cầu mà giai đoạn phân tích đã đưa ra, đồng thời lại thích ứng với các điều kiện ràng buộc trong thực tế.
Giai đoạn cài đặt bao gồm hai công việc chính, là lập trình và kiểm định, nói theo thuật ngữ của ngành xây dựng, thì đó là giai đoạn thi công nhằm chuyển các kết quả phân tích và thiết kế trên giấy, thành một hệ thống chạy được.
Giai đoạn khai thác và bảo dưỡng là giai đoạn đưa hệ thống vào sử dụng, đồng thời thực hiện các chỉnh sửa, khi phát hiện thấy hệ thống còn có chỗ chưa thích hợp.