Tài liệu: Sức mạnh của ngành in

Tài liệu
Sức mạnh của ngành in

Nội dung

SỨC MẠNH CỦA NGÀNH IN

Nhà phát minh Johann Gutenberg chết trong cảnh bần cùng khi ngành in ấn làm thay đổi thế giới

JOHANN GUTENBERG

Người ta biết rất ít về Johann Gutenberg, kể cả ngày tháng năm sinh của ông. Chắc chắn kỹ năng của một thợ kim hoàn đã giúp ông hoàn thiện các bản in kim loại mà ông cần.

 

MÁY IN

Máy in được phát triển từ máy đóng nút chai rượu vang và máy đóng sách. Chữ in bôi mực đặt hướng lên trên còn giấy in được ấn xuống lên trên chúng.

 

LÀM KHUÔN CHỮ

Mỗi chữ cái được khắc vào một cái dùi sau đó sẽ được đóng vào một miếng đồng để hình thành khuôn chữ, những khuôn chữ này được kẹp vào khuôn để đổ kim loại nóng chảy lên lấp đầy những hình dạng được khắc trên chữ để tạo ra chữ in.

 

Hơn ngàn năm bị thống trị bởi giáo hội và một xã hội quá coi trọng những giá trị truyền thống, châu Âu vào thế kỷ thứ 15 khát khao sự đổi mới. Những ý tưởng mới được bàn bạc khắp nơi, nhưng chỉ có cây bút và tấm giấy da để viết chúng ra là nơi lưu trữ thích hợp.

Tại thành phố Strasburg, nước Đức, người thợ kim hoàn Johann Gutenberg đã làm một việc rất lạ lùng. Ông mượn tiền của bạn bè để mua những thứ chẳng liên quan gì đến nghề nghiệp của ông và cũng không cho bạn bè biết lý do ông cần chúng và tại sao chúng quá tốn kém. Bởi thế bạn bè của ông đã từ chối cho mượn tiền, đến khi ông thành một kẻ trắng tay. Điều bí mật của ông khiến họ kinh ngạc, ông đang nghiên cứu về một phát minh cho phép sách được in ra hàng loạt thay vì phải chép lại bằng tạy.

Loại chữ in thay thế được của Gutenberg dùng loại mực có gối dầu, và máy in của ông xem chừng rất có triển vọng. Vào năm 1.438, bạn bè cùng cộng tác với ông thành lập một công ty. Nhưng mọi chuyện bắt đầu gặp rắc rối khi một người hùn vốn bị chết, con cái của người này đòi lấy lại phần hùn và đưa Gutenberg ra tòa. Họ bị thua kiện nhưng bí mật của ông đã bại lộ, và cuộc chạy đua để in ra những cuốn sách bắt đầu.

Gutenberg trở về quê nhà của ông tại Mainz để hoàn thiện phát minh của mình. Vẫn bị khốn đốn về tiền bạc nên ông đành thuyết phục thương gia Johann Fust cho ông vay hai khoản tiền lớn. Năm 1.455, cuốn sách đầu tiên của Gutenberg đã in xong và được đem giới thiệu tại hội chợ gần Frankfurt, nơi mà khách tham quan đòi hỏi sự rõ ràng của các trang in.

Cũng trong thời gian đó, Fust đề nghị lấy lại tiền vì đã đến hạn, nhưng Gutenburg không thể hoặc không muốn trả lại. Thế là một lần nữa ông lại phải ra hầu tòa, nhưng lần này thì ông thua kiện. Fust nắm được quyền điều khiển mọi thứ, chỉ tạm hoãn việc chiếm luôn người trợ lý tài giỏi nhất của Gutenberg, và tự gầy dựng để trở thanh chủ nhà in thành công đầu tiên trên thế giới.

Fust không giữ được lâu vị trí dẫn đầu. Chỉ trong vòng 25 năm, nhiều nhà in đã xuất hiện khắp châu Âu. Năm 1.500, họ đã in được 30.000 cuốn sách, giúp phổ biển các tư tưởng một cách rộng rãi và mở ra một kỷ nguyên mà chúng ta gọi là thời Phục Hưng.

Còn về phan Johann Gutenberg thì sao? Ông vẫn tiếp tục việc in ấn nhưng kiếm cũng chẳng được nhiều tiên, thế nên vị tổng Giám mục ở Mainz thương tình cung cấp thực phẩm và quần áo cho ông. Gutenberg qua đời năm 1.468. Tương lai của ngành khoa học mà ông đã góp phần gầy dựng vẫn đi theo con đường của nó mà không còn cần đến ông.

 

 

 

CUỐN SÁCH ĐẦU TIÊN

Những cuốn sách đầu tiên, như cuốn Kinh thánh của Gutenberg chẳng hạn, đã được thiết kế để bắt chước công việc chép tay. Những chữ in được trau chuốt tỉ mỉ và sơn màu bằng tay.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/221-02-633435191538437500/The-gioi-moi-y-tuong-moi-Tu-1401-1750/Suc-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận