SỰ SÁNG LẬP HỌC PHÁI NHO GIA
Thời kỳ Xuân Thu (770 – 476 trước Công nguyên) ở Trung Quốc xuất hiện hình thức học trường tư khác với ''học ở phủ quan (trường công)''. Trong việc dạy tư, qui mô giảng dạy của Khổng Tử được coi là lớn nhất. Khổng Tử thực hiện ''phương pháp dạy cho người lớn'', sáng lập nên học phái Nho gia. Tư tưởng hạt nhân của học phái Nho gia là chữ ''Nhân” tức ''yêu con người''. Phương pháp luận của ''Nhân'' là trung dung, chống lại sự quá mức và sự bất cập, đề xướng ''hài hòa nhưng có sự khác nhau''. Từ sau khi Hán Vũ đế phế truất Bách gia, độc tôn Nho thuật, tư tưởng Nho gia dần dần trở thành dòng văn hoá chính của xã hội phong kiến Trung Quốc. Nó củng cố và phát triển xã hội phong kiến Trung Quốc, đồng thời sáng tạo và bảo tồn một di sản văn hoá phong phú.