Tài liệu: Tín dụng hình thành, phát triển là một yếu tố khách quan

Tài liệu
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Tóm tắt nội dung

Tín dụng hình thành, phát triển là một yếu tố khách quan
Tín dụng hình thành, phát triển là một yếu tố khách quan

Nội dung

Theo sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội loài người cũng phát triển theo các hình thái kinh tế khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, thời đại kinh tế đó do đặc điểm về năng lực của nền kinh tế nên ở xã hội cộng sản nguyên thủy do lực lượng sản xuất kém phát triển, xã hội không có của dư, sản phẩm do con người làm ra chưa đủ tích lũy, quan hệ sản xuất dựa trên cơ sở cộng đồng mọi sản phẩm đều là của chung, con người hoàn toàn dựa vào nhau, chung sống, tư hữu chưa ra đời... Do đó chưa xuất hiện quan hệ mua bán, trao đổi.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất sau đó đã tạo điều kiện tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, con người không chỉ đủ tiêu dùng mà dần dần còn có tích lũy, dự trữ xuất hiện của dư. Cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội, của công cụ lao động chế độ tư hữu dần dần xuất hiện, sự phân hoá giữa người giàu người nghèo và các tầng lớp, giai cấp, các giai cấp cũng theo đó phát triển ngày càng rõ rệt. Quan hệ trao đổi, mua bán, vay mượn cũng từng bước xuất hiện với nhiều hình thức đa dạng phong phú. Tuy nhiên quan hệ vay mượn thời kỳ đầu chỉ là hình thức sơ khai, phôi thai của tín dụng sau này.

Khi sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định nhu cầu mua bán, trao đổi, vay mượn tăng lên, xuất hiện tiền tệ (một loại hàng hoá đặc biệt vật trung gian trong trao đổi mua bán, một loại của cải để tích trữ...), xã hội dần dần xuất hiện quan hệ tín dụng. Sự tồn tại và phát triển quan hệ tín dụng do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

  • Một là trong quá trình sản xuất kinh doanh do sự vận động của vốn tiền tệ dẫn đến nảy sinh hiện tượng trong cùng một thời gian có những đơn vị kinh tế thừa vốn để sản xuất kinh doanh, chưa có nhu cầu sử dụng. Ngược lại có những đơn vị thiếu vốn, có nhu cầu vay mượn tăng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Tình trạng đó nảy sinh mâu thuẫn đỏi hỏi có cách thức giải quyết mở đường cho sản xuất phát triển. Do vậy cần có sự tập trung vốn, phân phối lại các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi theo nguyên tắc vay mượn hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định, bảo đảm quá trình tái sản xuất, tuần hoàn, xoay vòng của nguồn vốn được diễn ra liên tục nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh, tiết kiệm được nguồn vốn ...
  • Hai là: Trong đời sống sinh hoạt, vận động của toàn xã hội có tình trạng có những cơ quan, đơn vị, tổ chức tập thể và trong nhân dân (cá nhân, hộ gia đình ...) thường xuyên có lượng tiền nhàn rỗi chưa cần sử dụng ngay. Đây cũng là một điều kiện, cơ sở tiềm tàng dẫn đến nảy sinh quan hệ tín dụng bởi lẽ không có những lượng tiền nhàn rỗi đó thì không có cơ sở để thực hiện quan hệ tín dụng.
  • Ba là do chế độ sở hữu về vốn trong nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần nền kinh tế thị trường, do tồn tại nhiều thành phần kinh tế - nhiều hình thức sở hữu khác nhau về vốn songl &# 7841;i đòi hỏi có sự chuyển hoá trong nội bộ của các hình thức sở hữu và giữa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế. Tuy nhiên để việc chuyển vốn giữa các hình thức sở hữu các thành phần kinh tế và không làm ảnh hưởng, không xâm phạm đến quyền lợi của nhau giữa các chủ sở hữu cần phải thông qua quan hệ tín dụng có vay có trả theo thoả thuận nhất định mà bên cho vay khi nhận lại số tiền cho vay ngoài phần gốc còn được thêm một số tiền lãi theo tỷ lệ quy định. Nhờ đó mà quyền lợi của các chủ sở hữu khác nhau khi tham gia quan hệ tín dụng được đảm bảo một cách chặt chẽ, theo một quy tắc thống nhất, với sự bảo đảm có tính pháp lý, pháp luật.
  • Bốn là do yêu cầu của quá trình hạch toán kinh tế trong sản xuất, kinh doanh rất chặt chẽ, cụ thể chi tiết nên các đơn vị, tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp phải luôn chủ động, thận trọng trong tính toán huy động, chuẩn bị tạo nguồn vốn nắm chắc nguồn vốn cũng như sử dụng vốn kể cả vốn cố định và lưu động. Tính toán cân nhắc, xác định đúng về nhu cầu vốn của mình trong sản xuất kinh doanh đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi. Chính việc đi vay và cho vay thông qua quan hệ tín dụng các đơn vị tổ chức kinh tế... giải quyết được vấn đề nhu cầu về vốn, sử dụng vốn.

Từ những vấn đề trình bày ở trên có thể đi đến khẳng định rằng sự hình thành và phát triển của quan hệ tín dụng hoạt động tín dụng trong quá trình phát triển của sản xuất của nền kinh tế là một tất yếu khách quan, là vấn đề có tính quy luật.




Nguồn: voer.edu.vn/m/tin-dung-hinh-thanh-phat-trien-la-mot-yeu-to-khach-quan/e09e6255


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận