Tài liệu: Tại sao đồ ăn mặn không lên để quá lâu trong nồi nhôm?

Tài liệu
Tại sao đồ ăn mặn không lên để quá lâu trong nồi nhôm?

Nội dung

TẠI SAO ĐỒ ĂN MẶN KHÔNG NÊN

ĐỂ QUÁ LÂU TRONG NỒI NHÔM?

 

Nhôm là một kim loại hoạt động rất mạnh, nó có thể tác dụng với oxy trong không khí tạo thành nhôm oxít. Thường thì nồi nhôm lúc mới mua về thì sáng loáng, để lâu ngày, mặt trong mặt ngoài đều bị xỉn lại, hệt như phủ lên mặt lớp tro bụi. Điều này cho thấy lớp màng nhôm oxít hoàn chỉnh sẽ không thông hơi, nó bao bọc kín trên bề mặt nồi, có thể ngăn không cho nhôm tiếp tục tiếp xúc với không khí và khí oxy. Oxít nhôm cứng hơn nhôm rất nhiều, do đó lớp màng này giống như tấm áo giáp vậy, rất chịu mòn. Lớp màng nhôm oxít nếu gặp nước ngọt thì không sao gì nhưng nếu tiếp xúc lâu với nước muối, thì nước muối có thể ăn mòn nó và khiến nhôm oxít phân tán, hoà tan thành dung dịch thể keo. Đồng thời tạp chất có trong hợp chất nhôm cũng sẽ thúc đẩy nước muối ăn mòn và hoà tan, nhôm do lớp màng bảo vệ bị mất đi nên dễ bị hư hỏng, biến chất.

Đương nhiên tốc độ ăn mòn của nước muối đối với lớp màng nhôm oxit là rất chậm, nếu tiếp tục trong thời gian ngắn thì không sao nhưng đáng lo là khi tiếp xúc với nước muối trong khoảng thời gian dài do đó thức ăn mặn không nên để lâu trong nồi nhôm. Điều này là để bảo vệ nồi nhôm, kéo dài hơn tuổi thọ của nó, đồng thời cũng là để thức ăn khỏi biến chất.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633367031223593750/Hoa-hoc/Tai-sao-do-an-man-khong-len-de-qua...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận