TẠI SAO ĐIỀU KHIỂN ĐÁNH NỔ VỪA NHANH LẠI VỪA AN TOÀN?
Năm 1995, do yêu cầu phải xây dựng đường cao tốc, thành phố Thượng Hải phải dỡ bỏ một thư viện lớn cao 10m. Việc đánh nổ được tiến hành lúc hừng đông, vẻn vẹn trong vòng mấy giây, chỉ nhìn thấy một công trình to lớn từ từ đổ xuống, trở thành một đống phế liệu. Những cư dân sáng trong vòng 10m quanh đó đến cả cửa sổ bằng kính cũng không bị vỡ do chấn động. Khi người dân sống gần đó tỉnh giấc đi ra cửa, phát hiện thấy công trình quen thuộc đã biến mất không còn hình dáng.
Thực ra phương pháp điều khiển đánh nổ tiên tiến đã được sử dụng trong lần dỡ bỏ công trình này ở những thành phố dân cư đông đúc, nhà cao tầng mọc lên như nấm, cần phải dỡ bỏ một công trình kiến trúc đã cũ từng là một việc rất gai góc: nếu như dùng công nhân tháo dỡ từng ít một thì phải cần nhiều thời gian mà hiệu quả lại thấp; Nhưng dùng phương pháp đánh nổ bình thường, một diện tích lớn bị đổ sập cùng gió cát bay đầy đường lại đem đến rất nhiều vấn đề về an toàn cho các công trình kiến trúc khác và cư dân ở xung quanh. Còn đánh nổ điều khiển lại có thể giải quyết gọn nhẹ mâu thuẫn này.
Trước khi đánh nổ, đầu tiên phải đặt thuốc nổ ở một số phần quan trọng của công trình, trước đây dùng thuốc nổ chất nhiệt nhôm. Vị trí, độ lớn nhỏ và số lượng bao nhiêu hố nhỏ dùng để chôn thuốc nổ đều phải được tính toán và thiết kế tỉ mỉ trước khi làm. Sau khi chôn thu thể nổ cùng một lúc. Lúc đánh nổ, nhiệt nhôm phản ứng mạnh, trong chớp mắt thải ra một năng lượng lớn có thể làm cho nhiệt độ tại nơi đó đột nhiên tăng đến trên 2000oC, đồng thời phương pháp đánh nổ này không sinh ra sóng xung kích lớn, nên nguyên liệu vỡ vụn của công trình không thể bay xa, toàn bộ kiến trúc thường bị đổ xuống mà không có tiếng gì.
Trong trường hợp bình thường, thuốc nổ được chôn ở trung tâm luôn phát nổ trước so với thuốc nổ ở xung quanh, như vậy có thể làm cho trung tâm của kiến trúc sập trước, còn bộ phận xung quanh thì sẽ sập về hướng phần trung tâm, từ đó có thể làm giảm bớt được ảnh hưởng đối với công trình xung quanh khi nó đổ. Có lúc, để làm sập một công trình trên một khu vực đã được chỉ định, còn có thể sử dụng kỹ thuật làm nổ, làm thời gian ở các điểm phát nổ được khống chế trong vài giây, làm cho từng phần của công trình lần lượt sập đỡ hết, từ đó điều khiển được hướng đổ nghiêng của nó.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các công trình trong thành phố và sự tăng lên của mật độ công trình, kỹ thuật điều khiển đánh nổ sẽ có thể ngày càng được ứng dụng rộng rãi.