Tài liệu: Tại sao phải tiến hành nghiên cứu không gian thiên văn học?

Tài liệu
Tại sao phải tiến hành nghiên cứu không gian thiên văn học?

Nội dung

 

TẠI SAO PHẢI TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

 KHÔNG GIAN THIÊN VĂN HỌC?

 

Trái đất chúng ta hiện đang sinh sống có một ''giáp trụ'' dày, đây chính là tầng khí quyển dày tới 3000km (nhưng tầng khí quyển dày đặc chỉ có mấy chục nghìn mét), do sự bảo vệ của nó, con người mới có thể tránh được thể Sao Băng trong không gian vũ trụ bay tới, một vài tia bức xạ có hại và sự nguy hiểm của các hạt nhân điện tử, nó còn có thể duy trì nhiệt độ bề mặt trái đất. Do đó, tầng khí quyển này rất có tác dụng.

Nhưng, cũng chính tầng khí quyển này đã đem đến cho chúng ta không ít những phiền toái, làm cho sự hiểu biết của chúng ta đối với các hiện tượng không gian vũ trụ chịu rất nhiều hạn chế. Ví dụ, về phương diện thiên văn học nghiên cứu, sự hỗn loạn của tầng khí quyển sẽ dẫn đến những lấp lánh của các vì sao, làm cho các tinh tượng nhìn thấy trong kính viễn vọng thiên văn mơ hồ không rõ ràng, cũng ảnh hưởng đến sự tăng lên về phóng đại của kính viễn vọng (nói chung tỉ lệ phóng đại không thể vượt quá 1000BelB)), rất nhiều thiên thể xa xăm và yếu ớt không có cách nào quan sát được; Các tác dụng như khúc xạ và tán sắc của khí quyển, sẽ làm thay đổi vị trí, trạng thái và màu sắc của thiên thể; Tầng khí quyển còn hấp thụ phần lớn tia hồng ngoại và tia tử ngoại, làm cho con người trên trái đất không có cách nào để tiến hành nghiên cứu nó; Sóng vô tuyến điện của một đoạn sóng nhất định không thể xuyên qua tầng khí quyển, làm cho phạm vi quan sát của kính viễn vọng bức xạ điện trên mặt đất bị hạn chế; Mà sự thay đổi của khí hậu, như trời mưa hay trời râm cũng làm cho đài thiên văn quang học của mặt đất không có cách nào đế quan sát; Vì vậy, những người làm công tác thiên văn từ lâu đã hy vọng rằng chuyển kính viễn vọng thiên văn lên vệ tinh nhân tạo, xây dựng một đài thiên văn ở ngoài tầng khí quyển, từ đó có thể nhìn thấy rõ bề mặt của rất nhiều thiên thể ở đó, các vì sao sẽ không lấp lánh lung linh, ánh sáng mặt trời sẽ không phát ra hiện tượng tán xạ, quan sát rất thuận lợi, lúc nào cũng có thể quan sát được các hiện tượng như quầng sáng mặt trời và tán mặt trời.

Còn nữa, trên những máy thăm dò nhân tạo ở trạng thái mất trọng lượng, về cơ bản không cần bận tâm về trọng lượng dẫn đến sự thay đổi hình thái của bản thân kính viễn vọng, bất kể là kính viễn vọng quang học hay là kính viễn vọng bức xạ điện đều có thể làm to hơn, tỉ lệ phóng đại cũng có thể không ngừng tăng lên, kể từ những năm 60 của thế kỷ 20 trở lại đây, một số nước trên thế giới đã phóng một loạt máy thăm dò vệ tinh và hành tinh thiên văn, máy thăm dò không gian bên cạnh hành tinh, từ đó mở ra thời đại mới cho con người vào không gian nghiên cứu thiên văn, mở ra một con đường lớn để nghiên cứu thiên văn, làm cho khả năng của con người nhận thức thế giới, cải tạo thế giới tiến một bước lớn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633354718480860000/Vu-tru/Tai-sao-phai-tien-hanh-nghien-cuu-kh...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận