Tại sao tàu thuyền lại nổi được?
Một con tàu có thể nổi được trên mặt nước, ngay cả khi nó được chế tạo bằng kim loại. Điều đó thật đáng ngạc nhiên, bởi vì thường thì các kim loại bị chìm trong nước. Song ở đây, kim loại dùng để tạo ra vỏ tàu có chứa bên trong một lượng không khí nhất định. Mà không khí thì nhẹ hơn nước. Do vậy tàu có thể nổi được.
Lực tác động vào đáy tàu từ phía nước được gọi là lực đẩy Ác-si-mét. Nó tương đương với trọng lượng của chất lỏng (nước) bị thay thế bởi vỏ tàu. Vỏ tàu càng chiếm nhiều thể tích thì lực càng lớn.
Nếu lực đẩy Ác-si-mét mạnh hơn trọng lượng của con tàu, con tàu sẽ nổi trên mặt nước. Chính vì thế mà người ta cho các con tàu một hình dáng tương đối thấp. Nếu vỏ tàu được làm thon hẹp, hoặc nếu nó chứa đầy kim loại, lực đẩy sẽ không đủ và tàu sẽ bị chìm.