Tài liệu: Tổ chức hạch toán vật liệu công cụ và dụng cụ

Tài liệu
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Tóm tắt nội dung

Tổ chức hạch toán vật liệu công cụ và dụng cụ
Tổ chức hạch toán vật liệu công cụ và dụng cụ

Nội dung

Hạch toán tổng hợp tình hình biến động vật liệu và công cụ, dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Đặc điểm sử dụng

Theo phương pháp này tình hình biến động vật liệu không được phản ánh kịp thời, do trên tài khoản phản ánh vật liệu chỉ phản ánh giá trị vật liệu vào thời điểm kiểm kê. Bởi vậy, phương pháp này không cho biết được tình hình hiện có tăng( giảm) vật liệu tại bất kì thời điểm nào trong kỳ. Muốn xác định giá trị vật liệu xuất dùng phải dựa vào kết quả kiểm kê.

Giá trị Trị giá thực tế Trị giá thực Trị giá thực tế

vật liệu = vật liệu + tế vật liệu - của vật liệu

xuất dùng tồn đầu kì tăngtrong kì tồn kho cuối kỳ

Phương pháp này, đã giảm nhẹ việc ghi chép nhưng độ chính xác không cao nên rất khó phân biệt vật liệu xuất dùng cho đôí tượng nào. Vì thế nó chỉ thích hợp với những đơn vị sản xuất và thương mại có tính quy mô vừa và nhỏ, có vật liệu thường xuyên xuất dùng xuất bán mà không quan tâm đến xuất cho đối tượng nào.

Tài khoản sử dụng

Tài khoản 152 “ nguyên liệu vật liệu”

Tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị gía thực tế vật liệu tồn kho.

Bên nợ: Phản ánh trị giá vật liệu tồn kho cuối kỳ.

Bên nợ: Phản ánh trị giá vật liệu tồn kho cuối kỳ.

Dư nợ: Phản ánh trị giá vật liệu tồn kho.

Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”.

Dùng để phản ánh trị giá vật tư, tài sản mà đơn vị đã mua hoặc chấp nhận mua hàng đang đi đường.

Bên nợ: Trị giá hàng đang đi đường cuối kỳ.

Bên có: Trị giá hàng đang đi đường đầu kỳ.

Dư nợ: Trị giá hàng mua đang đi đường.

Tài khoản 153 “công cụ, dụng cụ”

Dùng để phản ánh trị gía công cụ, dụng cụ tồn kho chưa sử dụng .

Bên nợ: Trị giá công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ.

Bên có: Trị giá công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ.

Dư nợ: Trị giá công cụ, dụng cụ tồn kho.

Tài khoản 611 “Mua hàng”

Tài khoản 6111 “Mua nguyên vật liệu”

Dùng để phản ánh toàn bộ trị giá vật liệu ,công cụ, dụng cụ tồn đầu kỳ, tăng trong kỳ cùng với lượng xuất dùng và tồn kho cuối kỳ.

Bên nợ:

- Trị giá vật liệu ,công cụ, dụng cụ chưa sử dụng đầu kỳ

- Trị giá vật liệu ,công cụ, dụng cụ tăng thêm trong kỳ.

Bên có:

- Khoản chiết khấu mua hàng , giảm hàng mua, hàng mua trả lại trong kỳ.

- Kết chuyển trị giá vật liệu ,công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kỳ.

- Kết chuyển trị giá vật liệu ,công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ.

Các TK khác: TK 331, 111,112..

Phương pháp hạch toán

Đầu kỳ tiến hành kết chuyển trị giá vật liệu, công cụ, dụng cụ chưa sử dụng .

Nợ TK 6111

Có TK 152, 153

Có TK 151

Trong kỳ căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh:

- Trị giá vật liệu, công cụ, dụng cụ tăng thêm trong kỳ (do mua ngoài, nhận cấp phát, cấp vốn).

Nợ TK 6111

Có TK lq(331, 411, 111..)

- Số chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại(nếu có)

Nợ TK lq (331, 111, 112)

Có TK 6111

Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định số vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng và ghi:

- Kết chuyển trị giá vật liệu, công cụ, dụng cụ chưa sử dụng cuối kỳ.

Nợ TK 152, 153

Nợ TK 151

Có TK 6111

- Kết chuyển trị giá vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng

Nợ TK lq (621, 627, 641, 641)

Có TK 6111.

Tuỳ theo hình thức sổ mà đơn vị áp dụng, thì công việc hạch toán tổng hợp vật liệu, công cụ, dụng cụ dựa trên cơ sở của phương pháp kê khai thường xuyên hay kê khai định kỳ thì quy trình hạch toán khác sẽ khác nhau.

Tổ chức hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Yêu cầu:

Như đã biết vật liệu là đối tượng lao động chính trong các xí nghiệp sản xuất, nó chiếm tỷ lệ lớn trong gía thành sản phẩm sản xuất ra. Do đó, muốn hạ được gía thành sản phẩm ta cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu . Hơn nữa, vật liệu cũng trở thành khâu dự trữ quan trọng nhất, điểm khởi đầu cho mọi quá trình sản xuất, và là một phần rất lớn của tài sản. Tất cả mọi dự trữ cho sản xuất đều được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động. Do đó, khi tổ chức hạch toán khâu dự trữ cho sản xuất cần xem xét 1 số điểm sau:

- Có kế hoạch dự trữ, cung cấp vật liệu, công cụ, dụng cụ đồng bộ, chính xác, kịp thời, đảm bảo cả về số lượng, chất lượng, để đảm bảo quá trình liên tục cho sản xuất, mà không bị ứ đọng vốn.

- Tính toán chính xác mức tiêu hao vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm, kết hợp với công tác dự toán.

- Quản lý chặt chẽ việc xuất dùng vật liệu theo mức kế hoạch.

Một số chỉ tiêu đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, thường dùng các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu mức độ đảm bảo cho TSLĐ dự trữ.

Chỉ tiêu nàyđánh giá mức độ sử dụng vốn lưu động phù hợp với tính chất, quy mô sản xuất kinh doanh, thể hện trong kế hoạch dự trữ TSLĐ của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích: So sánh 2 nguồn vốn vay ngắn hạn Ngân hàng

và nguồn vốn lưu động tự có của doanh nghiệp.

Trong đó: So sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ của 2 nguồn này, để đánh giá tình hình biến động về nguồn vốn đảm b 843;o cho TSLĐ dự trữ. Phân tích từng nguồn vốn và xác định nguyên nhân tăng giảm nguồn vốn đó.

So sánh 2 nguồn vốn trên với TSLĐ thực tế. Nếu chênh lệch là (+), thì vốn lưu động đảm bảo trong kỳ thừa, còn chênh lệch là (-) thì ngược lại. Nếu chênh lệch = 0 thì vốn lưu động luôn được đảm bảo để tiến hành sản xuất kinh doanh trong kỳ, không gây lãng phí vốn cũng như không thiếu vốn.

Chỉ tiêu tình hình sử dụng vốn lưu động.

Chỉ tiêu này đánh giá tình hình dự trữ TSLĐ thực tế của xí nghiệp trong kỳ, TSLĐ dự trữ đảm bảo xí nghiệp tiến hành sản xuất bình thường hay thiếu hoặc thừa hay ứ đọng vốn.

Phương pháp phân tích: Phân tích từng loại TSLĐ dự trữ và căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN để đánh giá tình hình dự trữ TSLĐ có hợp lý hay không?

Chỉ tiêu sức sản xuất của của vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết 1 đ vốn lưu động sản xuất tạo ra bao nhiêu đ doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn thì hệ số sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

Phương pháp phân tích: So sánh số thực tế với kế hoạch hoặc so sánh đầu kỳ với số cuối kỳ để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết 1đ vốn lưu động bỏ ra thu về được bao nhiêu đ lợi nhuận cho xí nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

Phương pháp phân tích: giống như chỉ tiêu 3

Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của vốn lưu động

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ -sản xuất -tiêu thụ). Do đó, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho DN, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động:

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển.

Chỉ tiêu thời gian của 1 vòng luân chuyển:

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được 1 vòng. Thời gian của 1 vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại.

Chỉ tiêu đảm nhiệm vốn lưu động

Chỉ tiêu này nói lên bao nhiêu đ vốn lưu động để đảm bảo cho 1đ doanh thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Hệ số quay kho của vật tư, sản phẩm

Phương pháp phân tích: So sánh hệ số quay kho của v&# 7853;t tư và hệ số quay kho của sản phẩm thực tế với kế hoạch hoặc kỳ này với kỳ trước. Để đánh giá tình hình sử dụng vật tư và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.

Hai hệ số này càng lớn thì vốn lưu động quay càng nhiều, do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.




Nguồn: voer.edu.vn/m/to-chuc-hach-toan-vat-lieu-cong-cu-va-dung-cu/46d5e7f1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận