Tài liệu: Thành phố trên biển trong tương lai sẽ như thế nào?

Tài liệu
Thành phố trên biển trong tương lai sẽ như thế nào?

Nội dung

THÀNH PHỐ TRÊN BIỂN TRONG TƯƠNG LAI SẼ NHƯ THẾ NÀO?

 

Biển là một kho tài nguyên quý báu khổng lồ. Cùng với việc nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và sự gia tăng tỉ lệ sử dụng của không gian trên đất liền thì con người có thể mở rộng hướng phát triển ra biển và xuống dưới đáy biển, sự xuất hiện của ''Thành phố biển'' chỉ còn là vấn đề thời gian.

Nhật Bản hiện nay đã xây một thành phố biển trên một hòn đảo nhân tạo nằm cách ở phía nam Thần Hộ 3000 mét, trên khu vực biển sâu 12 mét, đảo này có chiều dài 3000 mét và chiều rộng 2000 mét, khu vực trung tâm của đảo đã xây dựng nhà trung và cao tầng có thể chứa tổng cộng 4500 hộ với 20.000 người sinh sống, có các công trình xây dựng như: Khu thương mại, trường học, bệnh viện và bưu điện đang xây dựng 3 công viên, một khu thể thao và một cảng nước sâu có thể cho phép tàu có trọng tải 280.000 tấn neo đậu.

Kiến trúc sư nổi tiếng Nhật Bản là Tasijase còn đưa ra phương án thiết kế “thành phố Tokyo trên biển”. Ý tưởng của ông là trước tiên phải dựng một ''nguyệt đài'' nổi trên mặt biển, tính ổn định của nó đã dược chứng minh là hoàn toàn có thể làm được; Sau đó sẽ phủ một lớp đất nhân tạo lên “nguyệt đài”, đồng thời xây nhà làm đường lên trên. Ngoài ra, ông còn đưa ra một ý tưởng nữa là, nối liền khu chung cư thành phố và một bộ phận quản lý và khu thương mại trên vịnh Tokyo với ''Thành phố Tôkyô trên biển'' thông qua một cầu nối. Kế hoạch xây ''Thành phố Tôkyô trên biển'' vẫn duy trì được chức năng vận tải đường biển của vịnh Tokyô, đồng thời lại có thể tận dụng được không gian trên biển, làm cho thành phố Tôkyô có hướng vươn dài trên mặt biển.

''Sân bay trên biển'' không những có thể giảm nhẹ áp lực của vận chuyển hàng không đối với mặt đất, giảm bớt ảnh hưởng của tiếng ồn và khí thải của máy bay đối với thành phố, hơn nữa còn có thể làm phi công có tầm nhìn rộng lớn hơn, bảo đảm an toàn cho máy bay cất cánh và hạ cánh. Hiện nay đã có rất nhiều ''Sân bay trên biển'' được xây dựng như: sân bay Trường Kỳ ở Nhật Bản, sân bay thứ 3 ở London Anh; Sân bay Laquatia ở New York Mỹ. Hiệp hội khai thác kiến trúc trên biển Nhật Bản còn đưa ra ý tưởng ''Thành phố sân bay trên biển'' hướng tới thế kỷ 21. Kế hoạch của họ là xây một kết cấu lớn hai tầng dùng trụ để chống đỡ ngay trên mặt biển ở cách đất liền khoảng 4.000m: Tầng trên là sân bay có đường băng dài 4000m, máy bay siêu âm có thể cất cánh và hạ cánh trong suốt 24 giờ đồng hồ. Diện tích của nó bằng với diện tích sân bay Quốc tế Tokyo và sân bay Xisiluo London; Tầng dưới gồm các kiến trúc như: Phòng hội nghị quốc tế, trung tâm thương mại quốc tế, khách sạn, nhà hàng, hình thành một ''Thành phố biển'' có thể tiến hành trao đổi kinh tế và văn hoá.

Khai thác và sử dụng đáy biển đã và đang được con người chú ý đến. Để nối liền giao thông và thông tin liên lạc giữa hai bờ biển và eo biển, rất nhiều quốc gia đã xây dựng đường hầm và đường ống dưới đáy biển. Ví dụ như đường hầm Jinsu ở Nhật Bản có tổng chiều dài là 54.000 mét là đường hầm dưới đáy biển dài nhất thế giới hiện nay. Một vài quốc gia vẫn đang phát triển xây dựng cơ sở quân sự dưới đáy biển, vì đáy biển là nơi mà vệ tinh nhân tạo không thể phát hiện ra được, rất phù hợp với yêu cầu bí mật của quân sự.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633371087960209773/Khoa-hoc-cong-trinh/Thanh-pho-tren-bien-tr...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận