Tài liệu: Thái Lan - Tổng quan về văn hoa - xã hội

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Là một xã hội không tĩnh tại nhưng cũng không thay đổi triệt để, Thái Lan luôn luôn tạo được điều kiện cho mọi người phát triển năng lực, vận dụng một cách hiệu quả môi trường thiên nhiên và tiến bộ với tốc độ đáng kể.
Thái Lan - Tổng quan về văn hoa - xã hội

Nội dung

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Là một xã hội không tĩnh tại nhưng cũng không thay đổi triệt để, Thái Lan luôn luôn tạo được điều kiện cho mọi người phát triển năng lực, vận dụng một cách hiệu quả môi trường thiên nhiên và tiến bộ với tốc độ đáng kể.

Mặc dù xã hội Thái có vẻ ngoài đồng nhất, nhưng thực ra là một sự tổng hợp của nhiều nhóm người, trong đó mỗi nhóm tiếp nhận một số điểm chung của bản sắc Thái để duy trì bản sắc riêng của mình. Vào những thời kỳ trước, thành phần giàu có nhất trong xã hội là những người có nhiều đất đai, tức là những gia đình trong hoàng tộc và những tu sĩ trong giới tu hành của Phật giáo. Ngày nay tình hình đã thay đổi với sự thế chỗ của những người trong giới kinh doanh và quan lại, đã tạo được lợi nhuận cho họ từ nhiều nguồn khác nhau. Trong giai đoạn hiện đại, những ông chủ doanh nghiệp, những cán bộ dân sự có học thức và những sĩ quan quân đội được xếp vào hàng thượng lưu trong xã hội Thái Lan. Nhiều tầng lớp người dân đã có được cơ hội tham gia vào việc định hình xã hội Thái; nhưng khoảng cách giữa giàu và nghèo cũng ngày càng nới rộng.

Trong quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa, những vấn nạn như tội ác, ma túy, ly dị, mại dâm là một thứ hệ quả không thể tránh. Việc hiện đại hóa cũng làm thay đổi những  phương thức truyền thống để con người thăng tiến về kinh tế và địa vị xã hội. Chẳng hạn như trước kia tấm bằng tốt nghiệp đại học là sự đảm bảo cho một tương lai tươi sáng hơn, nhưng từ mấy thập kỷ trước rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học đã rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp. Môi trường thiên nhiên bị biến đổi để xây dựng đô thị cũng làm mất đi một số tiện ích nhất định. Một trong những thay đổi lớn nhất về xã hội sau Thế chiến thứ II và sự xuất hiện một tầng lớp trung lưu bao gồm những quan lại giàu có, những chủ doanh nghiệp cỡ vừa, những chuyên gia có trình độ và những chủ cửa hiệu nhỏ. Tầng lớp hạ lưu bao gồm những công nhân hưởng lương cố định và những người lao động không chuyên nghiệp làm việc theo thời vụ.

Người dân Thái sử dụng chung một thứ ngôn ngữ gọi là tiếng Thái Trung tâm. Ngôn ngữ này nguyên là tiếng Tày, xuất xứ từ thổ ngữ của số người nhập cư đến từ vùng Tây Nam Trung Hoa trước kia. Đây là ngôn ngữ chính thức của người Thái vùng Trung tâm, nhóm người có mức phát triển cao nhất trong các địa phương ở Thái Lan. Ngôn ngữ này gọi là tiếng Thái Lan ngày nay, được dùng trong công sở, kinh doanh, học thuật và những giao dịch thông thường hàng ngày. Ngoài ra ở các địa phương khác, người ta nói một số thổ ngữ, về cơ bản giống tiếng Thái Trung tâm, nhưng có một số dị biệt nhỏ về âm. Trong thời kỳ Ayutthaya, người Thái có vay mượn thêm từ ngữ của các thứ tiếng Khmer, Pali và tiếng Phạn. Trong giao tiếp hàng ngày giữa các địa phương khác nhau có một số khó khăn nhất định về ngôn ngữ. Tiếng Tày của vùng Trung tâm là dấu hiệu của chuẩn mực và trình độ văn hóa Tiếng Thái được coi là khó học vì là loại ngôn ngữ thanh điệu. Một từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo thanh điệu lúc phát âm. Có 5 thanh điệu, 44 phụ âm và 32 nguyên âm trong tiếng Thái.

Bên cạnh nỗ lực của Thái Lan nhằm đồng nhất cách ăn mặc, ngôn ngữ, các hình thức giải trí của người dân Thái dựa theo mô hình của vùng Trung tâm, các địa phương ở Thái Lan còn có những khác biệt về lễ phục truyền thống, văn học dân gian và một số mặt văn hóa khác. Trước kia chính quyền Thái đã tạo áp lực cho người dân các địa phương bỏ đi các tập quán và thổ ngữ riêng để hướng theo văn hóa của Thái vùng Trung tâm. Tuy nhiên có thời kỳ  lại nở rộ phong trào dạy và học tiếng địa phương. Đã có những nỗ lực nhằm thể hiện những nét văn hóa và truyền thống khác nhau của các địa phương qua các chương trình nghệ thuật và phiên dịch ngôn ngữ.

Về mặt ngôn ngữ và văn hóa, người dân các vùng phía Bắc và Tây Bắc lại có nét gần gũi hơn với người Lào hơn là với người Thái Trung tâm. Hầu hết những người ở các tỉnh cực Bắc Thái Lan nói tiếng Tày của người Kham Mang. Ở đây nông dân cũng trồng lúa nếp làm loại lương thực chính của họ.

Vùng phía Nam là khu vực thưa dân nhất và mang nhiều nét thôn dã nhất trong cả nước. Trong thổ ngữ của người Thái vùng phía Nam có nhiều từ ngữ của tiếng Malay, và tiếng Malay viết bằng chữ Ả Rập xuất hiện trong nhiều phương tiện truyền thông bằng văn bản.

Ngoái những nhóm người dùng tiếng Tày còn có những sắc dân thiểu số nói thứ tiếng riêng của họ. Các dân tộc thiểu số ở Thái Lan có thể kể người Khmer ở khu vực phía Đông, người Karen ở phía Bắc và Đông Bắc, người Malay ở phía Nam, người Hoa, người Việt, người Mông, người Mèo, người Hmong, người Lisu, v.v...

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2158-02-633493174400156250/Van-hoa---Xa-hoi/Tong-quan-ve-van-hoa---x...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận