Tài liệu: Tháp Ma quỷ

Tài liệu
Tháp Ma quỷ

Nội dung

Tháp Ma quỷ

Khối đá núi lửa đơn độc hé lên, xung quang xẻ rãnh, sừng sững bên bờ sông Belle Fourche trên bình nguyên bang Wyoming

Có một truyện thần thoại Da Đỏ kể về 7 thiếu nữ lánh vào vùng tháp Ma Quỷ để trốn tránh một con gấu lớn tinh quái. Nó cố đuổi theo mấy cô gái, quyết bò lên tháp Ma Quỷ, nên đã khắc xuống những dấu vết cào sâu, cuối cùng nó bò tuốt lên đỉnh tháp, mấy cô gái chui vào một tảng đá thấp, thì tảng đá ấy lại vọt thẳng lên trời, bởi thế các cô được cứu thoát khỏi móng vuốt hung tợn của con gấu. Một truyện thần thoại khác kể nguồn gốc tên “tháp Ma Quỷ” – bởi vì một con quỷ đánh trống trên đỉnh tháp, tiếng vang dậy trời, khiến ai nghe tiếng đều kinh hãi. Trước đây không lâu, tháp Ma Quỷ nổi tiếng trên thế giới qua phim “Cuộc gặp gỡ thứ ba”, nó được dùng làm bới cảnh đổ bộ của người trên hành tinh ngoài trái đất.

Tháp Ma Quỷ đúng là một vật khổng lồ kỳ quái, đứng sừng sững trên bình nguyên nhấp nhô Wyo-ming, gần rừng thông có núi Đen, chung quanh nền tháp cây rừng xanh tốt. Nó là điểm cao nhất trong phạm vi mấy chục km trong vùng. Lúc trời trong sáng, người ta có thể thấy nó ngoài 160km, Tháp Ma Quỷ tuy cao hơn sáng Belle Fourche 396 mét, nhưng từ nền tháp tính lên độ cao là 264 mét, nền tháp có đường kính 305 mét; từ chân tới đỉnh dần dần thu lại, đường kính đo được 84 mét.

Tháp Ma Quỷ đã có cách nay khoảng 50 triệu năm, lúc bấy giờ bang Wyoming còn ở dưới mặt nước biển, các lớp đá trầm tích như đá ong, đá vôi, đá phiến và thạch cao... Đồng thời, áp lực từ lòng sâu bên trong vỏ trái đất dồn ép khiến nhiều chất nham tương đã xâm nhập đá trầm tích. Nhang tương gặp lạnh liền kết tinh, đồng thời nó co lại, rạn nứt thành hình cột nhiều cạnh, rất giống loạt cột trên đường đê, “Người khổng lồ” ở Bắc Ireland. Người ta có thể từ dòng khe và ao khô, nhìn thấy hiện tượng giống như vậy, nước từ mặt đất bốc hơi, tạo thành vùng đất lõm như cái đĩa nông.

Đá mác - ma do nham tương xâm nhập trở thành rắn chắc hơn nhiều loại đá trầm tích ở quanh đó, trải qua mấy triệu năm, khi đáy biển nổi dần lên hóa thành mặt đất, rồi bị mưa gió bắt đầu ăn mòn đá trầm tích, đã để lại khối đá mác-ma như từ dưới mọc lên. Dù đá mác-ma rất cứng rắn, nó cũng khó tránh khỏi bị xâm thực. Do đó, nước mưa thấm vào kẽ hở trên cột, sau đó bị ánh nắng, tạo sức trương dãn, đêm lạnh co vào khiến nham thạch vỡ trên cột rơi xuống. Vết tích đá vỡ vụn rải dưới nền tháp, tạo hình dốc dưới chân cột theo tác dụng xâm thực như ngày nay, tháp Ma Quỷ có thể duy trì được vài triệu năm mới sụp đổ.

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423787848677500/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Thap-Ma-quy....


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận