Tài liệu: Thế giới

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

THẾ GIỚI Hiện nay trên thế giới có hơn 180 quốc gia, tổng dân số là trên 6 tỷ người. Những người này do sự khác biệt về tôn giáo, ngôn ngữ, văn ho
Thế giới

Nội dung

THẾ GIỚI

Hiện nay trên thế giới có hơn 180 quốc gia, tổng dân số là trên 6 tỷ người. Những người này do sự khác biệt về tôn giáo, ngôn ngữ, văn hoá, thói quen, v. v... lại chia thành nhiều dân tộc khác nhau. Tuy có một số khác biệt, nhưng mọi người trên thế giới đều có quyền được sống hoà bình, sung túc.

Dân số thế giới và lương thực. Dân s thế giới đang gia tăng không ngừng với tốc đ 240.000 người mỗi ngày, phần lớn số dân tăng thêm đó tập trung ở châu Á, châu Phi. Ngành sản xuất ở hai khu vực này phát triển tương đối chậm, phần lớn là các nước đang phát triển, nên cần phải có sự viện trợ lương thực của các nước phát triển.

Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1945. Nó lấy việc bảo vệ hoà bình thế giới làm tôn chỉ. Phần lớn các nước trên thế giới đều tham gia tổ chức này, cùng cố gắng để giải quyết những vấn đề nẩy sinh ra trên thế giới.

1/10 dân thế giới đang đói. Theo thống kê, số người đói trên thế giới trong những năm 70 của thế kỷ 20 là hơn 400 triệu người. Những năm 80 tăng lên 500 triệu người, năm 1988 vào khoảng 560 triệu người. Hiện nay cứ trung bình 10 người trên thế giới thì có 1 người sống trong cảnh đói rét. Tuyệt đại bộ phận những người này tập trung ở châu Á, châu Phi, trong đó châu Phi nhiều nhất, chiếm 1/2 tổng số.

CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Các nước trên thế giới, theo trình độ phát triển kinh tế chia làm các nước phát triển bao gồm Bắc Mỹ, Tây Âu, Australia, NewZealand, Nhật Bản... Và các nước đang phát triển ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Á, châu Phi, v.v… Đại bộ phận các nước đang phát triển tương đối nghèo, nhiều người dân còn do dinh dưỡng không đủ hoặc đói ăn mà chết. Mặc dù hiện nay lương thực trên thế giới đã quá thừa, nhưng các nước đang phát triển chỉ chiếm 1/4 dân số đã tiêu dùng 3/5 lượng cá, thịt và trên 1/2 hạt cốc. Vì vậy cho nên khi chúng ta thỏa sức ăn uống hoặc vứt bỏ những thức ăn thừa đi, xin hãy nghĩ một chút đến những đứa trẻ vì không đủ dinh dưỡng mà chết.

Mưa axít. Ôtô, nhà máy khi đốt cháy nhiên liệu đã thải khí thải ra, trong đó có chứa nhiều vật chất có hại, những vật chất này sau khi bị nước mưa hoà tan, đã làm cho nước mưa trở thành có tính axít. Mưa axít có thể làm cho rừng cháy chết khô, phá hoại chất lượng của nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh tồn của sinh vật, v.v...

Sa mạc hoá. Người ta chặt, đốt rừng, khai thác đất đai, hoặc nuôi quá nhiều gia súc ăn cỏ trên thảo nguyên, những việc sử dụng quá độ đất đai này là nhân tố làm cho  đất đai nghèo nàn đi, dẫn đến sa mạc hoá ngày một mở rộng. Đất nông nghiệp một khi đã bị sa mạc hoá sẽ rất khó hồi phục thành đất có thảm cây xanh.

THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Khoa học kỹ thuật tiên tiến, đồng thời với việc cung cấp cho con người cuộc sống dồi dào, tiện lợi, đã sản sinh ra rất nhiều nguy hại chung. Loài người sử dụng một khối lượng lớn than, dầu lửa, năng lượng hạt nhân đã tạo thành các loại phá hoại, ô nhiễm thiên nhiên, uy hiếp nghiêm trọng môi trường sinh tồn của nhân loại và các sinh vật khác; và sự gia tăng dân số với số lượng lớn cũng là một trong những nguyên nhân phá hoại thiên nhiên. Trái đất - sáng tạo ra cuộc sống, nuôi dưỡng cuộc sống - đã mắc bệnh rồi, chúng ta hãy cùng nhau hợp tác, cố gắng tìm lại sức khoẻ cho Trái đất.

Ô nhiễm sông ngòi, biển cả. Những vật chất có hại thải vào trong nước, làm các sinh vật trong nước chết vì nhiễm độc, hoặc tích giữ độc tố vào trong người. Cá và chim sau khi ăn những thứ đó vẫn giữ lại các chất có hại trong người. Khi người ta ăn chim, cá cũng đồng thời ăn cả những chất có hại đó.

Những rừng nhiệt đới biến mất. Những rừng nhiệt đới do tạo ra được rất nhiều oxy mà được gọi là lá phổi của Trái đất, do bị chặt phá và khai thác quá mức, đang dần dần mất đi, sẽ nhanh chóng biến thành sa mạc. Các nhà khoa học dự đoán, sự mất đi của rừng nhiệt đới sẽ mang lại ảnh hưởng to lớn cho khí hậu Trái đất. Mưa lớn và hạn hán đều mang lại tổn hại cho nông nghiệp. Hơn nữa rừng nhiệt đới còn nuôi dưỡng hơn một nửa các loài sinh vật trên Trái đất, loài người đã từ những thực vật ở đó, phát hiện ra những vị thuốc để dùng. Hiện nay, những cây đó đều biến mất rồi.

Ô nhiễm không khí. Khói đen bay lên từ nhà máy, khí thải từ ô tô thải ra, những đám khói nồng đặc từ những mỏ dầu đốt cháy trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh... đã phân bố các vật chất hữu hại vào trong không khí. Khí cacbonnic (CO2) do sự cháy sản sinh ra, cũng tạo thành hiệu ứng nhà kính Trái đất, là một trong những nguyên nhân làm nhiệt độ không khí tăng cao. Những việc đốt phá rừng, khai hoang, chặt phá cây cối đều làm rừng nhiệt đới biến mất, sinh vật chết chóc.

                                         CÁC TỔ CHỨC QUỐC T

                  ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

                  CACM : Thị trường chung vùng Trung Mỹ.

                  COMECON : Hội đồng tương trợ kinh tế.

                  EFTA : Liên hiệp thương mại tự do châu Âu.

                  EU : Liên hiệp châu Âu (trước là Cng đồng châu Âu).

                  LAIA : Liên hiệp hội nhập của châu Mỹ La Tinh.

                  NATO : Tổ chức Minh ước Bắc Đ ại Tây Dương.

                  OAS : Tổ chức các bang của Mỹ.

                  OAU : Tổ chức thống nhất châu Phi.

                  OECD : Tổ chức cộng tác kinh tế và phát triển.

                   UN : Liên Hiệp Quốc.

                   GATT : Thoả ước chung về thuế quan và thương mại.

                   IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế.

                   UNESCO : Tổ chức của Liên Hiệp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá.

                   UNICEF : Quỹ trợ cấp trẻ em của Liên Hiệp Quốc.

                   WHO : Tổ chức y tế thế giới.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/256-26-633348777474537331/The-gioi/The-gioi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận