Thời Phục Hưng phát triển khi nào?
Thời Phục Hưng là một thời kỳ đổi mới văn hoá, thay đổi hình thức tư duy và quan niệm. Thời kỳ này mang một cái nhìn mói về thế giới. Nó bắt đầu ở Ý vào đầu thế kỷ XV.
Từ Hinascità - ''Phục Hưng'' - đã được các thà nhân văn Ý sử dụng ngay từ thế kỷ XV để chỉ ra một thời kỳ con người tìm về với cội nguồn Hy Lạp Cổ đại.
Cái nôi của thời kỳ Phục Hưng là xứ Florence thuộc miền Trung nước Ý. Ngay từ thế kỷ XIII, danh hoạ Giotto, mất năm 1337, là người báo hiệu trước tiên cho tư tưởng mới này. Ông là người đầu tiên đem lại một ý nghĩa quan trọng cho gương mặt con người. Ông đã tạo tiền đề cho các danh hoạ tiếng tăm ở thế kỷ XV, XVI như Michel-Ange, Raphael, Veronèse...
Các nhà văn bắt đầu khai thác nền văn học Hy Lạp và cổ đại La Mã đã bị lãng quên. Từ đó họ tìm ra nguồn cảm hứng cho nền văn học mới của nước Ý.
Cũng như vậy, các kiến trúc sư như Brunelleschi, mất năm 1446, đã nghiên cứu các công trình cổ đại để lấy cảm hứng từ phong cách của người xưa. Được phát minh vào năm 1440 bởi một người thợ kim hoàn Đức có tên là Johannes Gutenberg, máy in đã tạo ra cho thời kỳ Phục Hưng một sự vươn lên vĩ đại. Nó cho phép nhiều người có được những cuốn sách và nghiên cứu những cuốn sách và nghiên cứu những tư tưởng mới.
Thời Phục Hưng phát triển sang Pháp vào cuối thế kỷ XV, rồi lan sang Đức, Hà Lan, Anh. Đến thời kỳ đỉnh điểm, vào thế kỷ XVI, nó đã ảnh hưởng tới toàn bộ châu Âu.