THỰC SỰ CON NGƯỜI CÓ THỂ
XÂY THÀNH PHỐ TRONG VŨ TRỤ KHÔNG?
Cùng với sự tăng lên không ngừng của dân số trên trái đất và sự phát triển nhanh chóng về kỹ thuật hàng không thì việc đi ra khỏi trái đất, xây dựng ''thành phố vũ trụ'' sẽ không còn là giấc mơ.
Trạm không gian vũ trụ là bước khởi đầu của con người để xây dựng thành phố trong vũ trụ. Hiện nay, một trạm vũ trụ chở người dân dụng vĩnh cửu mà các nước Châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản đang liên kết nghiên cứu chế tạo tiêu tốn mấy chục tỷ USD, dự tính vào đầu thế kỷ 21 sẽ đưa vào sử dụng, tuổi thọ của nó là 20 ~ 30 năm. Sử dụng trạm không gian này thì có thể thăm dò và nghiên cứu nhiều ngành khoa học, tiến hành quan trắc thêm về hệ thái dương và vũ trụ, còn có thể dùng nó làm trạm trung chuyển của những tàu vũ trụ chở người đi đến các hành tinh khác. Trạm không gian vũ trụ này là một công trình vĩ đại trong quá trình con người chinh phục vũ trụ, nó vừa thể hiện trình độ phát triển cao của khoa học kỹ thuật trên thế giới hiện nay, vừa là một cột mốc quan trọng đánh dấu việc con người bước vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới.
Lập căn cứ trên mặt trăng lại là một lĩnh vực khác trong hành trình con người xây dựng thành phố trong vũ trụ. Trước hết, trên cơ sở của máy thăm đò tự động mặt trăng và phi thuyền ''Apolo'' đưa người lên mặt trăng, một khoang của con tàu sẽ được tách ra, hoạt động linh hoạt để xây dựng trạm tiền tiêu trên đó, sau đó tiến hành thăm dò, nghiên cứu và thực nghiệm trên mặt trăng, đồng thời sử dụng thiết bị bay trên mặt trăng để tiến hành thăm dò khu vực xung quanh trạm tiền tiêu; Dùng những thiết bị thí nghiệm nhỏ để lấy ra nước, hydro, oxy từ trong đất trên mặt trăng, dùng các đài quan sát cỡ nhỏ quan sát bầu trời trên mặt trăng và quan sát trái đất; Làm thí nghiệm về sản xuất thức ăn ở dạng lỏng và kỹ thuật phát trên tài nguyên trên mặt trăng. Bước thứ hai là xây dựng cơ sở có tính bán vĩnh cửu trên mặt trăng, xây dựng khu căn cứ đa năng, khoang thiết bị chuyên dùng, đài quan sát cỡ lớn, phòng thực nghiệm khoa học kỹ thuật và nhà máy. Dùng thiết bị bay trên mặt trăng được phóng bằng tên lửa đẩy để tiến hành quan sát được toàn diện mặt trăng. Bước thứ 3 là xây dựng các căn cứ trên mặt trăng có tính vĩnh cửu, ngoài các chức năng của căn cứ bán vĩnh cửu, nó còn có thể khai thác và luyện các nguồn khoáng sản kim loại và phi kim. Tại căn cứ này còn xây dựng nhiều công trình như nhà máy chế tạo thiết bị, vườn thực vật, bệnh viện, trường học, thư viện, khách sạn, dần dần phát triển thành ''Thành phố mặt trăng''.
Giáo sư Alex của trường đại học Princeton của Mỹ đã miêu tả thành phố vũ trụ được treo trong không gian vũ trụ như thế này: Đây là một khối hình tròn khổng lồ có đường kính và chiều dài cách nhau vài nghìn mét. Thông qua việc tự chuyển động để sinh ra áp lực cho tường bên trong, dòng sông và không khí trong đó cũng có môi trường tương tự như trái đất, một mặt tường của nó là một cửa sổ lớn trong suốt dùng để điều tiết ánh sáng mặt trời.