Tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm
Sản phẩm sản xuất ra muốn thoả mãn người tiêu dùng phải thông qua tiêu thụ. Tiêu thụ thành phẩm hay còn gọi là bán hàng, là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của hàng, tức là để chuyển hóa vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị (hàng – tiền). Ngoài thành phẩm là bộ phận chủ yếu, hàng đem tiêu thụ có thể lầ hàng hoá, vật tư hay lao vụ dịch vụ cung cấp cho khách hàng “Hàng” cung cấp để thoả mãn nhu cầu đơn vị khác hoặc của các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp được gọi là tiêu thụ ngoài. Trường hợp thành phẩm, hàng hoá lao vụ dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị trong cùng một tổng công ty, một tập đoàn … được gọi là tiêu thụ nội bộ.
Hàng hoá đem tiêu thụ có thể là thành phẩm hàng hóa, dịch vụ … Thậm chí có thể là bán thành phẩm. Qúa trình tiêu thụ luôn gắn với những hình thức nhất định, có thể là tiêu thụ trực tiếp, hàng đổi hàng bán trả góp, ký gửi …. Qúa trình tiêu thụ kết thúc khi doanh nghiệp nhận được tiền về số hàng đã cung cấp thông qua một số hình thức đã thanh toán như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, trả góp….
Số tiền doanh nghiệp thu về số lượng hàng hóa cung cấp gọi là doanh thu, hay nói cách khác doanh thu bán hàng là giá trị sản phẩm, hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán cung cấp cho khách hàng, là giá trị hàng hoá dư ghi trên hoá đơn, chứng từ liên quan hoặc sự thoả thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng. Do việc áp dụng phương thức bán hàng và phương thức thanh toán khác nhau nên khi xác định doanh thu cũng khác nhau có thể là doanh thu tiền ngay hoặc là doanh thu chưa thu được tiền ngay. Trong quá trình tiêu thụ có thể phát sinh những khoản làm giảm doanh thu như chiết khấu bán hàng, hàng hoá bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thuế doanh thu … Doanh thu bán hàng trừ đi các khoản trên là doanh thu thuần.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp rất đa dạng do đó thu nhập cũng từ nhiều nguồn khác nhau: từ hoạt động sản xuất, từ hoạt động khác. Kết qủa kinh doanh có thể là lãi lỗ do đó quá trình hoạt động sản xuất trong đó có tiêu thụ thành phẩm luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp các mặt hoạt động của doanh nghiệp và không chỉ liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp cũng như của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mà còn liên quan đến Nhà Nước và bên đóng góp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tiêu thụ thành phẩm, vì vậy yêu cầu quản lý thường đặt ra là:
- Doanh nghiệp phải nắm bắt theo dõi sự vận động của từng loại thành phẩm, hàng hoá trong quá trình nhập xuất tồn thà nh phẩm, ghi chép kịp thời tránh mất mát hư hỏng trong quá trình tiêu thụ.
- Quản lý theo dõi từng phương thức bán hàng từng khách hàng, yêu cầu thanh toán đúng hình thức, đúng hạn để tránh mất mát ứ đọng vốn, bị chiếm dụng vốn. Doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức tiêu thụ phù hợp với thị trường, từng khách hàng nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình tiêu thụ. Đồng thời làm công tác thăm dò, nghiên cứu thị trường, mở rộng quan hệ buôn bán trong và ngoài nước.
- Đối với việc hạch toán tiêu thụ phải tổ chức chặt chẽ, khoa học đảm bảo xác định được kết qủa cuối cùng của quá trình tiêu thụ, phát sinh và giám đốc tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước.
Nếu thực hiện tốt các yêu cầu trên sẽ đáp ứng đảm bảo cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, nâng cao doanh lợi cho bản thân doanh nghiệp.