Tài liệu: Tunisia - Thị trấn nhỏ lâu đời

Tài liệu
Tunisia - Thị trấn nhỏ lâu đời

Nội dung

TUNISIA – THỊ TRẤN NHỎ LÂU ĐỜI

 

1.      Nguồn gốc tên gọi

Tunisia có tên gọi đầy đủ là “Cộng hòa Tunisia”, nằm ở phía bắc châu Phi, phía bắc và đông giáp với Địa Trung Hải. Tên nước lấy từ tên thủ đô. Nguồn gốc tên thủ đô có nhiều cách giải thích:

·        Tên gọi xuất hiện từ thế kỷ I tr.CN trong các tác phẩm nổi tiếng của sử gia Hy Lạp – Theodore và Bolibia. Theo truyền thuyết, nơi đây có một vị tu sĩ, mọi người sinh sống gần đó đều đến thăm hỏi ông, và gọi là “Tunis” mang nghĩa “nơi ở của tu sĩ”, tên “Tunisia” lấy từ tên gọi này.

·        Tương truyền hơn 3000 tr.CN, nữ hoàng Jiduona nước Tyl của người Phoeniki, do tránh người anh của mình (là vua của Cyprus) có ý giết chồng mình nên cùng chồng lên thuyền tránh nạn đến vùng phụ cận Tunis. Về sau xây dựng nơi đây thành một thị trấn nhỏ, lấy tên là “Carthage”, tức thành Gataiki sau này (được xây dựng từ năm 841 tr.CN). Không lâu sau, bà tiếp tục xây dựng thêm thành mới ở phía đông nam, gọi là “Tynis”, chính là thành phố Tunis đầu tiên.

·        Năm 698, Hasan Ybu Nuaman thống lĩnh quân viễn chinh Ả Rập vượt biển đến chiếm vùng Tunisia, ông ta đã xây đắp gia cố thành Tunis cách Gataiki không xa.

Tên thành “Tunis” có hai cách gọi, một bắt nguồn từ nữ thần Tanis mà người Phoeniki sùng bái, tượng trưng cho ánh sáng, thường được tạc tượng rất đẹp. Cách gọi khác lấy từ một làng cổ của vùng Tunis, là địa danh duy nhất do người Phoeniki đặt tên lưu cho tới nay.

Thời phong kiến, thành Tunis phát triển rất nhanh, trở thành trung tâm của quốc gia Ả Rập Yfeilijiya. Từ thế kỷ XIII, trở thành thủ đô của vương triều Donmageribu Hafus. Năm 1574, trở thành một hành tỉnh của đế quốc Ottoman. Năm 1881, trở thành nước bảo hộ của Pháp; ngày 20 tháng 3 năm 1956, giành được độc lập. Ngày 20 tháng 7 năm 1957, phế bỏ vương quốc, tuyên bố thành lập “nước Cộng hòa Tunisia”.

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

Là một lá cờ đỏ. Chính giữa nền cờ có một vòng tròn màu trắng, trong vòng tròn có một vành trăng nơi lưỡi liềm và một ngôi sao năm cánh màu đỏ. Lịch sử quốc kỳ Tunisia có thể truy nguyên về thời kỳ Đế quốc Ottoman. Trăng lưỡi liềm và sao năm cánh bắt nguồn từ phù hiệu của Đế quốc Ottoman. Thế kỷ XVI, Tunisia trở thành một tỉnh của đế quốc Ottoman. Năm 1881, trở thành “nước bảo hộ” của Pháp. Ngày 20 tháng 3 năm 1956, trở thành vương quốc độc lập và vẫn sử dụng lá quốc kỳ này. Năm 1957, quốc vương bị phế truất, thành lập nước cộng hòa, quốc kỳ vẫn không thay đổi. Trong những năm tháng từ thời kỳ Đế quốc Ottoman cho đến khi Tunisia trở thành nước cộng hòa, trăng lưỡi liềm và sao năm cánh luôn là biểu tượng của đất nước này, biểu thị cho niềm tin đối với đạo Hồi.

·        Quốc huy

Một tấm lá chắn. Trên mặt tấm lá chắn có 3 nhóm hình: phần trên là chiếc thuyền buồm lớn đi trên biển xanh lam, tượng trưng cho người Phoenicia lần đầu tiên trong lịch sử đi thuyền đến Tunisia; góc dưới bên trái tấm lá chắn là một cái cân tiểu li, tượng trưng cho chính nghĩa, hòa bình v.v...; góc dưới bên phải là một con sư tử đen chân trước cầm đao bạc, tượng trưng Tunisia trong lịch sử từng là một bộ phận của Đế quốc Byzantine. Trên mặt tấm lá chắn có một dải trang trí màu trắng, trên đó viết câu cách ngôn của Tunisia bằng tiếng Ả Rập, nghĩa là “trật tự, tự do, chính nghĩa”. Phía trên tấm lá chắn có mặt tròn trắng với trăng lưỡi liềm và ngôi sao năm cánh giống như quốc kỳ.

3. Quốc ca




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/316-02-633389422050190778/Chau-Phi/Tunisia---Thi-tran-nho-lau-doi.ht...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận