VÌ SAO GỌI LÀ TINH HỆ NGOÀI NGÂN HÀ?
Nếu nói rằng hệ Ngân Hà là ''Thành phố sao'', vậy thì khoảng không vũ trụ có phải là ''Thành phố đơn độc'' không? Không phải vậy. Trong vũ trụ dài rộng vô tận, bao la bát ngát còn có vô vàn những tinh hệ giống như ''Thành phố sao'' trong dải Ngân Hà của chúng ta, được gọi là tinh hệ ngoài Ngân Hà, gọi tắt là tinh hệ. Ngày nay, tổng số tinh hệ ngoài Ngân Hà mà con người biết được vào khoảng mấy chục tỷ, chúng cũng giống như những hòn đảo chi chít trong đại dương của vũ trụ bao la, được gọi là ''đảo vũ trụ''.
Cũng giống như hệ Ngân Hà, tinh hệ ngoài Ngân Hà được cấu thành từ 1 tỷ đến hàng ngàn tỷ hành tinh, cũng như tinh vân và các vật thể giữa các vì sao. Hình thái của tinh hệ nhìn chung có thể chia ra làm ba loại: loại thứ nhất là tinh hệ hình bầu dục, bề ngoài là hình tròn hoặc hình bầu dục, sáng ở trung tâm, tối dần ở viền. Loại khác là tinh hệ xoáy, thông thường có một tâm điểm trung ương toả sáng hình quả cầu bầu dục, từ tâm điểm đó vươn ra hai hoặc vô số cánh tay xoay tròn quanh như vòng hương muỗi, gọi là tay xoay. Một bộ phận trung tâm của tinh hệ xoáy giống như hình chiếc gậy cũng được gọi là tinh hệ gậy xoáy. Loại thứ ba có tên gọi là tinh hệ bất quy tắc, không có tâm điểm và vòng xoáy rõ ràng, bề ngoài cũng không theo quy tắc, không thể nhìn nhận ra kết cấu đối xứng của vòng xoáy.
Sự chênh lệch về ánh sáng, chất lượng, kích cỡ của các tinh hệ rất lớn. Chất lượng của tinh hệ hình bầu dục cỡ lớn có thể gấp vài chục, thậm chí vài trăm lần Ngân Hà, nhưng ngược lại, tinh hệ hình bầu đục thấp nhỏ lại chỉ bằng khoảng 1/1000 chất lượng hệ Ngân Hà, chỉ tương đương với một tinh đoàn hình cầu trong dải Ngân Hà. Nói một cách tương đối, sự khác biệt giữa các tinh hệ xoáy không phải quá lớn, chỉ khoảng vài trăm lần, dải Ngân Hà của chúng ta được coi là có ''vóc dáng lớn'' trong số đó.