Tài liệu: Vườn quốc gia Yellow Stone

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Sáu trăm ngàn năm trước nơi mà ngày nay là vùng Tây - Bắc Wyoming đã bị một trận núi lửa phun, làm dâng cao hơn 300 dặm với hàng triệu tấn dung nham nóng đỏ, những tro tàn, đá sỏi và những đống đồ nát.
Vườn quốc gia Yellow Stone

Nội dung

Vườn quốc gia Yellow Stone

Sáu trăm ngàn năm trước nơi mà ngày nay là vùng Tây - Bắc Wyoming đã bị một trận núi lửa phun, làm dâng cao hơn 300 dặm với hàng triệu tấn dung nham nóng đỏ, những tro tàn, đá sỏi và những đống đồ nát. Những dòng nham thạch phun lên đến khi nguội đi tạo thành một cao nguyên rộng lớn khoảng 2.600 dặm vuông với độ dày 8.200 feet trong dãy Núi Đá. Tro tàn kết tụ lại thành các tầng lớp đất mà ngày nay ta có thể bắt gặp ở khắp các vùng Trung - Tây nước Mỹ. Lần phun đó của núi lửa lớn hơn khoảng 200 lần so với bất kỳ trận phun núi lửa nào đã từng có trong lịch sử loài người trên hành tinh chúng ta, là sự lặp lại của hai lần núi lửa phun đã diễn ra tại nơi này, một lần cách đây khoảng 2 triệu năm, và một lần cách đây khoảng 1,2 triệu năm. Một thiên lịch sử về sức mạnh của núi lửa tạo nên hình hài của trái đất chúng ta. Đó là di sản Đá Vàng được công nhận là vườn quốc gia vào năm 1872 và cũng là vườn quốc gia đầu tiên của thế giới được thành lập. Mặc dù công viên rộng 3.500 dặm vuông này là quê hương của các loài sư tử, bò rừng, chim ưng đầu trọc và ngỗng kèn trumpet, nhưng Đá Vàng trước tiên là một là một vườn địa lý - một phòng thí nghiệm hoàn chỉnh để nghiên cứu về dòng chảy của sức nóng trong phạm vi Trái Đất.

Một lần vùng Mác - ma bùng nổ trong lần phun cuối cùng cách đây 600 ngàn năm, mái trên của nó sụp đổ và tạo nên một hố sâu mà trung tâm của nó là trung tâm của vườn quốc gia. Hồ này rộng khoảng 1.300 dặm vuông, rộng đến nỗi người ta không thể nhận ra, cho đến tận những năm 1960 khi các nhà khoa học vẽ được bản đồ của nó từ trên không. Bên trong và xung quanh hồ vốn được cung cấp tự nhiên từ vùng Mác - ma mà bây giờ được lấp đầy với đá nóng chảy có nhiệt độ lên tới 1.0000F là các suối và thác nước nóng, giếng bùn... của Đá Vàng. Vào thế kỷ XIX đi vào vùng này, một khách du lịch đã viết: “Người ta có cảm giác rằng trong chốc lát ta có thể mất hút trong địa ngục”.

Những dòng thác và suối nước có được tại những nơi mà nước nóng tìm được lối thoát lên mặt đất bằng cách di chuyển từ từ qua những vết rạn nứt chứa đầy nước. Nước đó bị làm nóng lên cao độ, đôi khi đạt đến nhiệt độ gấp 3 lần độ sôi của nước trên mặt đất. Cuối cùng các bong bóng hơi nước, đẩy nước qua bất cứ khe hở nào để có thể lên tới mặt đất. Một kẽ hở rộng sẽ tạo cho chúng hình thành một suối nước nóng. Một khe hở nhỏ hơn sẽ tạo điều kiện cho nước nóng lên theo từng đợt và trở thành một trong hàng trăm suối nước nóng của công viên này.

Toàn bộ hiện tượng đó, khiến người ta tự hỏi rằng, liệu khi nào Đá Vàng lại một lần nữa phun lửa? Ba lần phun đầu tiên cách nhau 600 nghìn năm đến 800 nghìn năm và đến nay đã là 600.000 năm kể từ lần phun cuối. Vùng chứa dung nham mà hiện nay đã có đủ lượng dung nham và đá nóng để chôn vùi Wyoming trong khoảng 13 tầng nhà và vẫn đang tiếp tục được tiếp thêm nhiên liệu. Nhưng thực ra đến nay câu hỏi ấy vẫn chưa ai có thể trả lời dứt khoát được. Hiện tại Đá Vàng vẫn còn nguyên như buổi bình minh của lịch sử.

Vườn quốc gia này được UNESCO công nhận là Di sản tự nhiên thế giới năm 1978.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4106-02-633704600356631250/Hoa-Ky/Vuon-quoc-gia-Yellow-Stone.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận