Tài liệu: Việc ghi chép

Tài liệu
Việc ghi chép

Nội dung

VIỆC GHI CHÉP

Những thương nhân vùng Trung Đông tạo ra nhũng cuốn số

ghi chép cố định đầu tiên

 

CHỮ KÝ TRÊN ĐẤT SÉT

 

Đất sét được dùng để lưu giữ thông tin từ rất lâu trước khi chữ viết thật sự được phát minh. Người dân ở vùng Lưỡng Hà niêm kín gói hàng bằng đất sét, sau đó dùng triện bằng đá để đóng dấu hiệu riêng của họ lên.

 

VIẾT BẰNG QUE SẬY

“Bút và giấy viết” đầu tiên là một que sậy cứng và một phiến đất sét mềm. Đầu của que sậy được cắt và dùng để tạo ra những dấu hiệu trên đất sét.

 

CHỮ VIẾT HÌNH NÊM

Người Sumer viết chữ nhanh hơn khi những đường cong dần dần được chuyển thành những hình nêm hay tam giác với các cạnh thẳng và ngắn. Về sau, những ký hiệu này được viết từ trái sang phải và không có những khoảng trống giữa các từ.

 

CHỮ VIẾT CỦA NGƯỜI HY LẠP CỔ

Khoảng 3.000 năm trước, cư dân đảo Crete dùng ba kiểu chữ khác nhau. Vào thập niên 1950, kiến trúc sư người Anh, Michael Ventris, đã khám phá ra cách đọc kiểu chữ gọi là Linear B mà ta thấy ở đây. Hai kiểu chữ còn lại cho đến nay vẫn chưa ai đọc được.

 

Chữ viết, cũng như nhiều phát minh khác, được phát minh một cách tình cờ, và phát minh này xảy ra sau lưng một bì thư. Cách nay khoảng 6.000 năm ở vùng Lưỡng Hà, một nhóm người Sumer phát minh phương pháp mới để theo dõi công việc buôn bán của họ. Họ ghi những dấu hiệu như là các loại gia súc, bình, vại, cùng nhiều loại hàng hóa khác lên đất sét, và ghi lại những thỏa thuận mua bán bằng cách gói những dấu hiệu trong phong bì bằng đất sét. Một khi họ đã niêm bì thư lại, không ai thấy được nội dung bên trong. Vì vậy, dùng một que nhọn, họ đánh dấu lên đất sét mềm bằng những dấu hiệu cho họ biết nội dung bên trong. Chẳng bao lâu sau, họ thấy rằng họ không còn cần nhìn vào bên trong bức thư để biết nội dung của những dấu hiệu nữa, họ chỉ cần nhìn những dấu hiệu bên ngoài. Vì vậy, vào khoảng năm 3.100 trước CN, những bì thư biến thành những miếng đất sét vuông vắn đơn giản ghi lại những thỏa thuận mua bán bằng những ký hiệu. Việc ghi chép bắt đầu xuất hiện.

Lúc đầu, người Sumer dùng những hình vẽ đơn giản làm ký hiệu. Để việc ghi chép nhanh hơn, họ ấn đầu cây sậy lẫn đất sét mềm thay cho việc vẽ bằng que. Những bức tranh trông không còn giống vật thật nữa và biến thành chữ viết thật sự. Những nhà khảo cổ gọi dạng chữ viết này là chữ hình nêm, chúng được dùng trong 3.000 năm.

Có một vài trở ngại khi viết theo cách này. Khi nghĩ ra chữ mới, phải có ai đó phát minh ra dấu hiệu mới, một vài từ như là “ở trong” hay “tại” khó mà chuyển thành hình vẽ. Và làm thế nào để ghi lại tên người? Người Sumer giải quyết được phần nào vấn đề này bằng cách dùng những từ mà họ có thể vẽ hình để thay cho những từ không thể,  ví dụ chữ “bên trong” phát âm giống như “nước” trong ngôn ngữ Sumer, nên người ta dùng dấu hiệu có nghĩa là nước để thay cho chữ “bên trong”.

Ngày nay, người Trung Hoa vẫn dùng một hệ thống chữ viết tương tự, nhưng được họ phát triển độc lập cách nay khoảng 3.500 năm, và dùng những ký hiệu hoàn toàn khác. Chúng tồn tại vì người dân Trung Hoa sống trên những vùng khác nhau phát âm cùng một chữ rất khác biệt, thế nên lối chữ ghép vần ghi lại cách phát âm không đắc dụng đối với họ.

Dù người Sumer không dùng bảng chữ cái, họ vẫn là những người biết viết đầu tiên. Nếu không có chữ viết, thì sẽ không có lịch sử, và những thương nhân thời xưa đã không có được chỗ đứng của mình trong lịch sử tiến hóa của loài người.

 

CHỮ VIẾT CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Loại chữ viết đầu tiên của người Trung Hoa xuất hiện cách nay khoảng 3.500 năm. Chữ được khắc vào gỗ, xương hay vỏ sò. Dạng chữ thời xưa khác với dạng chữ ngày nay, nhưng người Trung Quốc ngày nay vẫn đọc được chúng không mấy khó khăn.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/219-02-633435090900312500/Nhung-phat-minh-va-kham-pha-co-ban-Khoang-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận