Tên tự của Nghiêm Quang đời Hán, là người rất tiết tháo, không tham chức vị, ở ẩn tại đất Phú Xuân
Hậu Hán Thư: ông người đất Dư Điêu quận Cối Kê đời Đông Hán, nổi danh từ nhỏ, cùng học và cùng chơi với Quang Vũ, khi Quang Vũ lên ngôi vua, Nghiêm Quang đổi tên họ giấu mình ở ẩn. Quang Vũ nhớ ông là người hiền mới cho người đi tìm khắp nơi, tả hình dáng và dung mạo của ông để tìm. Sau nhờ có người nước Tề dâng thư báo có người bận áo lông dê câu cá ở đoán chắc là Nghiêm Quang. Quang Vũ liền cho xe đến đón. ông 3 lần từ chối, lần thứ tư Quang Vũ lại cho sứ đón, ông mới chịu về kinh đô Lạc Dương yết kiến Quang Vũ. Quang Vũ được tin Nghiêm Quang ở quán xá bèn lên xe đến ngay gặp Nghiêm Quang và mời cùng vào cung để đàm luận tình bạn cũ. Hai người thân thiết nằm cùng giường nói chuyện. Quang Vũ cố mời Nghiêm Quang giữ chức Gián Nghị đại phu. Nghiêm Quang không chịu nhận lời bèn từ tạ trở về cày ruộng ở núi Phú Xuân (Nay thuộc Phú Dương, đất Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang). Người đời sau gọi nơi Nghiêm Lăng câu là "Nghiêm Lăng lại", vết tích này còn ở huyện Đồng Lư bên bờ sông Chiết Giang, dưới chân núi Nghiêm Sơn, chỗ ông ngồi câu có từng lớp đá gọi là "Điếu đàn"(Hậu Hán Thư, quyển 103)