Thủ tục hành chính: B-BNN-239027-TT

Thay đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

Thông tư số 03/2013/TT-BNNPT...

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị thay đổi tên thương phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT, ngày 11/01/2013
Bản chính Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp
Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT, ngày 11/01/2013;
Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa đối với thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

Các bước

Tên bước
Bước 1

Mô tả bước

Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật.
b) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời gian ba (03) ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2

Mô tả bước

Thẩm định và cấp giấy
a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định:
Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được các quy định trong Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT, ngày 11/01/2013 thì cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT, ngày 11/01/2013.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trường hợp không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng vằn bản và nêu rõ lý do.
b) Đối với tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng tại Việt Nam: nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được các quy định trong Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT, ngày 11/01/2013 thì Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục hoặc Thông tư sửa đổi, bổ sung Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày Thông tư ký ban hành, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT, ngày 11/01/2013.

Kết quả của việc thực hiện

Giấy phép Thời gian có hiệu lực: 5 năm (theo thời hạn của giấy đã cấp)
Tất cả
5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ; 10 ngày làm việc kể từ ngày Thông tư ký ban hành (đối với trường hợp thay đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam)
Qua Bưu điện Trụ sở cơ quan hành chính
Cục Bảo vệ thực vật
Cục Bảo vệ thực vật; Bộ Nông nghiệp và PTNT (đối với trường hợp thay đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam)
B-BNN-239027-TT

01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy), 01 (một) bản mềm định dạng word hoặc excel đối với mẫu nhãn

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/bo_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon/b_bnn_239027_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận