+ Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện thương mại thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã để đi lại nhiều lần có giá trị 01 (một) năm nhưng không quá thời hạn ghi trên Giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế. Riêng đối với xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng hoặc vận chuyển khách du lịch, Giấy phép liên vận có thể theo thời hạn chuyến đi nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày. Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép liên vận từ lần thứ 2 đối với phương tiện vận tải hành khách theo tuyến cố định. + Phương tiện được cấp giấy phép liên vận qua lại biên giới giữa Việt Nam và Lào là xe ôtô, ôtô đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo ôtô và xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường bộ có giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp. + Phương tiện thương mại là phương tiện thuộc quyền sử dụng của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vận chuyển hàng hóa và hành khách có thu tiền hoặc phương tiện chuyên chở người hoặc hàng hóa phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, cụ thể bao gồm: Phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định. Phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và vận chuyển khách du lịch. Phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa. Phương tiện thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã vận chuyển phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trên lãnh thổ Lào. + Hết thời hạn của giấy phép hoặc giấy phép hư hỏng hoặc mất giấy phép, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ xin cấp phép để được giải quyết.
Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào (Phụ lục 6a);
Giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế (Bản sao có chứng thực của UBND cấp xã nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện, hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Giao thông Vận tải). Trường hợp là doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trên lãnh thổ Lào thì nộp bản sao có chứng thực của UBND cấp xã hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh đó.
Giấy đăng ký phương tiện (bản sao chụp).
Các bước
Tên bước
Bước 1:
Mô tả bước
Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ đề nghị cấp phép qua đường bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Giao thông Vận tải. Trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải xuất trình thêm bản chứng minh quyền sử dụng của doanh nghiệp, hợp tác xã với phương tiện đó nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Giao thông Vận tải. Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì thêm bảo sao có chứng thực của UBND cấp xã bản chứng minh quyền sử dụng của doanh nghiệp, hợp tác xã. Nếu nộp hồ sơ và nhận kết quả thực hiện thủ tục hành chính qua đường bưu điện thì người thực hiện thủ tục hành chính nộp phí, lệ phí thực thực hiện thủ tục hành chính thông qua Công ty cổ phần bưu chính Viettel.
Bước 2:
Mô tả bước
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả: Hướng dẫn, tiếp nhậ hồ sơ, ghi phiếu hẹn ngày trả kết quả. Chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý Vận tải.
Bước 3:
Mô tả bước
Phòng Quản lý Vận tải: Kiểm tra hồ sơ, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Trình ký Giấy phép liên vận Việt - Lào. Chuyển kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.
Bước 4:
Mô tả bước
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho người thực hiện thủ tục hành chính hoặc gửi trả qua đường bưu điện. Người thực hiện thủ tục hành chính trả phí dịch vụ chuyển phát cho Công ty cổ phần bưu chính Viettel nếu có yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện.
Kết quả của việc thực hiện
Giấy phép liên vận Việt - Lào. Phù hiệu liên vận Việt Nam - Lào.