Thủ tục hành chính: T-AGI-235941-TT

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển Gấu.
An Giang

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN...

Văn bản qui định

Thông tư số 25/2011/TT-BNNPT...

Yêu cầu

Nội dung Văn bản qui định
+ Gấu có nguồn gốc hợp pháp, gấu đã được lập hồ sơ quản lý và gắn chíp điện tử.
+ Có chuồng và trại nuôi gấu đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 3, 4, 5 và 6 của Quy chế quản lý Gấu nuôi nhốt ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Trại nuôi gấu
∙ Trại nuôi gấu theo phương thức nuôi nhốt:
Có nhà đặt chuồng (cũi) nuôi gấu hoặc có mái che đảm bảo tránh mưa, nắng và các điều kiện bất lợi của thời tiết đối với gấu;
Xung quanh trại có tường xây dày tối thiểu 20 cm, cao tối thiểu 1,8 m; đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài;
Có hệ thống xử lý chất thải theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này.
∙ Trại nuôi gấu theo phương thức bán hoang dã:
Trại nuôi bán hoang dã phải có tường xây bao quanh dày ít nhất 40 cm, cao tối thiểu 2,5 m, phía trên có hàng rào kim loại cứng cao tối thiểu 50 cm, đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài. Tường bao phải cách các công trình khác ít nhất 2 m (Sơ đồ hàng rào bảo vệ trong Phụ lục I);
Mật độ nuôi gấu theo phương thức bán hoang dã phải đảm bảo tối thiểu 150 m2/01 cá thể.
Chuồng nuôi gấu
∙ Chuồng (cũi) nuôi gấu là chỗ để nuôi nhốt gấu bên trong, chuồng nuôi gấu có thể làm bằng kim loại cứng, xây bằng bê tông, gạch hoặc các vật liệu kiên cố khác. Quy định về chuồng nuôi dưới đây áp dụng cho việc nuôi một cá thể gấu (trừ trường hợp gấu con chưa tách mẹ), trường hợp chuồng nuôi nhiều cá thể gấu, thì kích thước chuồng nuôi phải lớn tương ứng với số lượng gấu.
∙ Đối với chuồng làm bằng kim loại cứng:
Kính thước chuồng: Tối thiểu dài 1,5 m; rộng 1,5 m; cao 2 m;
Khung chuồng: Làm bằng ống kim loại cứng tròn đường kính tối thiểu 25 mm hoặc bằng kim loại cứng đặc đường kính tối thiểu 18 mm; các điểm nối khung chuồng được hàn với nhau đảm bảo vững chắc, an toàn (Bản vẽ mô tả khung chuồng tại Phụ lục II);
Mặt trước, mặt trên, mặt sau và hai mặt thành: Làm bằng kim loại cứng đặc đường kính tối thiểu 12 mm, các điểm nối được hàn với khung chuồng, mỗi thanh cách đều tối đa 7 cm, đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài hoặc thò chi ra ngoài (Bản vẽ mô tả kết cấu các mặt tại Phụ lục II);
Mặt sàn: Làm bằng kim loại cứng đặc đường kính tối thiểu 12 mm, các điểm nối được hàn với khung chuồng, đan hai chiều (dọc và ngang dạng lưới), mỗi thanh cách đều tối đa 6 cm, đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài. Mặt sàn cách mặt nền tối thiểu 25 cm (Bản vẽ mô tả mặt sàn tại Phụ lục II);
Chuồng có máng ăn bằng kim loại cứng không gỉ để ở vị trí thuận tiện hoặc có thể tháo lắp để dọn vệ sinh thường xuyên; nền chuồng được láng xi măng hoặc lát gạch men dốc về một phía để thuận tiện cho việc dọn vệ sinh;
Cửa chuồng: Có chốt để khoá đảm bảo an toàn;
Vị trí đặt chuồng: Để nơi thoáng mát về mùa hè và tránh gió về mùa đông, các mặt của chuồng phải cách chuồng nuôi gấu khác hoặc tường rào, các vật thể khác tối thiểu 50 cm; riêng phía cửa chuồng phải có khoảng cách tối thiểu 3 m.
∙ Đối với chuồng xây:
Kích thước chuồng: Tối thiểu dài 2 m; rộng 2 m; cao 2 m;
Tối đa chỉ xây ba mặt có chiều dày tối thiểu 20 cm (trường hợp bằng bê tông cốt kim loại cứng có chiều dày tối thiểu 10 cm); mặt tường và nền chuồng chát nhẵn bằng xi măng hoặc gạch, nền chuồng có độ dốc để thoát nước thải; các mặt làm bằng kim loại thì đảm bảo như quy định tại Điểm b, c Khoản 2, Điều 4 của Quy chế này;
Chuồng có máng ăn để ở vị trí thuận tiện hoặc có thể tháo lắp để dọn vệ sinh thường xuyên;
Vị trí xây chuồng: Xây ở nơi thoáng mát, các mặt tường xây có thể liền với chuồng khác, các mặt bằng kim loại phải cách các chuồng nuôi gấu khác hoặc tường rào, các vật thể khác tối thiểu 50 cm; riêng phía cửa chuồng phải có khoảng cách tối thiểu 3 m.
∙ Chuồng nuôi gấu bán hoang dã: Có thể xây hoặc làm bằng kim loại như quy định tại Khoản 2 và 3, Điều 4 của Quy chế này, có cửa trước để gấu ra vào và cửa sau để dọn vệ sinh, các cửa có thể đóng mở được từ bên ngoài.
Vệ sinh môi trường và xử lý chất thải
∙ Trại nuôi phải được cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh xác nhận trại nuôi đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, môi trường.
∙ Có hệ thống xử lý chất thải phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh môi trường như hầm biogas, bể phốt hoặc các biện pháp phù hợp khác không được thải trực tiếp các loại chất thải ra môi trường.
∙ Chuồng, trại được vệ sinh thường xuyên, không để thức ăn thừa, chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Chế độ ăn uống và chăm sóc thú y
∙ Trại nuôi gấu phải có nhân viên có chuyên môn thú y hoặc hợp đồng với bác sĩ thú y hay cơ sở thú y để chăm sóc và chữa bệnh cho gấu.
∙ Trại nuôi gấu phải có sổ ghi chép, theo dõi tình hình bệnh tật đối với từng cá thể gấu (theo mẫu quy định tại Phụ lục III).
∙ Có nơi chứa thức ăn riêng biệt; thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn; cho gấu ăn, uống nước đủ định lượng hàng ngày.
+ Được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đồng ý đặt trại nuôi gấu trên địa bàn.
+ Đối với các cá thể gấu đã được lập hồ sơ và gắn chíp điện tử thì trước khi vận chuyển phải được Chi cục Kiểm lâm (Cơ quan Kiểm lâm vùng đối với các tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm) kiểm tra chíp điện tử để xác định mã số chíp tại nơi đi.
+ Nơi tiếp nhận gấu là các trại nuôi đã được cấp giấy chứng nhận trại nuôi hoặc các cơ sở cứu hộ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
+ Đảm bảo các điều kiện về an toàn và sức khỏe của gấu trong quá trình vận chuyển.
Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN...

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị vận chuyển gấu (theo mẫu);
Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử;
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi của nơi đến. Trường hợp vận chuyển gấu ra địa bàn ngoài tỉnh thì chủ nuôi gấu thông báo bằng văn bản với Cơ quan kiểm lâm sở tại đến làm biên bản kiểm tra xác nhận.

Các bước

Tên bước
Bước 1:

Mô tả bước

Cá nhân hoặc hộ gia đình xuất trình và nộp hồ sơ tại Hạt Kiểm lâm (những nơi không có Hạt Kiểm lâm thì nộp tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang).
Bước 2:

Mô tả bước

Cán bộ thụ lý hồ sơ xem xét các loại giấy tờ theo quy định.
Nếu hồ sơ đã phù hợp theo quy định thì ký tên xác nhận đã kiểm tra và trình thủ trưởng ký cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn thực hiện.
Bước 3:

Mô tả bước

Người thực hiện thủ tục hành chính nhận kết quả tại Hạt Kiểm lâm hoặc Văn phòng Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang.

Kết quả của việc thực hiện

Giấy phép vận chuyển đặc biệt.
Tất cả
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trụ sở cơ quan hành chính
Không.
Hạt Kiểm lâm hoặc Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang.
Không.
Chi cục Kiểm lâm - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang.
T-AGI-235941-TT

02 (bộ).

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/an_giang/t_agi_235941_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận