Thủ tục hành chính: T-AGI-235966-TT

Thủ tục đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do địa phương quản lý.
An Giang

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

Nghị định số 33/2005/NĐ-CP n...

Văn bản qui định

Pháp lệnh số 18/2004/PL-UBTV...

Văn bản qui định

Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN...

Văn bản qui định

Thông tư 20/2011/TT-BNNPTNT...

Yêu cầu

Nội dung Văn bản qui định
Điều kiện vệ sinh thú y (sau đây viết tắt là VSTY) đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.
Điều kiện về dịch bệnh đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc được quy định như sau:
An toàn đối với bệnh Lở mồm long móng (sau đây viết tắt là LMLM): không có dịch bệnh ít nhất 12 tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu hủy hoặc sau 02 năm kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng đã khỏi bệnh.
An toàn đối với bệnh Dịch tả lợn (sau đây viết tắt là DTL): không có dịch bệnh ít nhất 40 ngày kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị tiêu hủy, bị giết mổ bắt buộc hoặc sau 6 tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng khỏi bệnh hoặc bị chết.
An toàn đối với bệnh Cúm gia cầm: không có dịch bệnh ít nhất 01 năm kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết hoặc bị tiêu huỷ.
An toàn đối với bệnh Dại: không có dịch bệnh ít nhất 24 tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết hoặc bị tiêu hủy, thực hiện nghiêm chỉnh điều 6, 7, 8 Chương II phòng chống bệnh dại của Nghị định 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật như: 100% số gia đình đăng ký nuôi chó với Ủy ban nhân cấp xã, 100% số chó được tiêm phòng vắc xin. Khi kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng có miễn dịch bảo hộ trên 80%, chủ vật nuôi phải thực hiện xích, nhốt hoặc giữ chó, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường không ảnh hưởng tới người xung quanh, kiểm tra huyết thanh không có vi rút Dại lưu hành trên đàn chó (tỷ lệ mẫu kiểm tra huyết thanh theo phụ lục 6 ban hành kèm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN).
An toàn đối với bệnh Newcastle, Dịch tả vịt: không có dịch bệnh Newcastle, dịch bệnh Dịch tả vịt ít nhất 1 năm kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết hoặc bị xử lý.
An toàn đối với bệnh Rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) thể độc lực cao: không có dịch bệnh ít nhất 6 tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu huỷ; sau 1 năm đối với con vật mắc bệnh cuối cùng đã khỏi bệnh (Kiểm tra huyết thanh âm tính với bệnh, tỷ lệ mẫu kiểm tra huyết thanh theo phụ lục 6 ban hành kèm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN).
An toàn đối với các dịch bệnh khác (Leptospirosis, Brucellois, Aujeszky, Gumboro, Marek…): không có dịch bệnh ít nhất 6 tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu huỷ; sau 1 năm đối với con vật mắc bệnh cuối cùng đã khỏi bệnh (kiểm tra huyết thanh âm tính với bệnh, tỷ lệ mẫu kiểm tra huyết thanh theo phụ lục 6 ban hành kèm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN).
Có thể xảy ra bệnh khác thuộc Danh mục phải công bố dịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng dịch chỉ xảy ra lẻ tẻ, số lượng ít, không phát thành dịch và động vật mắc bệnh được xử lý kịp thời theo quy định.
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thú y trong bản Quy định này đối với việc tiêm phòng, xét nghiệm bệnh, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y giết mổ, sơ chế, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi, khai báo dịch bệnh.
Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh thú y theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn hiện hành của Cục Thú y đối với các cơ sở có hoạt động liên quan đến thú y quy định tại khoản 3 Điều 1 của Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN.
Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN...
Quy định về việc khai báo dịch bệnh.
Đối với vùng an toàn dịch bệnh là tỉnh, thành phố, huyện, quận, thị xã và cơ sở an toàn dịch bệnh là xã, phường, thị trấn:
Tổ chức, cá nhân trong khóm, ấp, bản, xã, phường, thị trấn, thị tứ có chăn nuôi, giết mổ động vật phải có sổ theo dõi tình hình chăn nuôi, dịch bệnh, giết mổ. Khi thấy động vật mắc bệnh hoặc chết do nghi mắc bệnh truyền nhiễm phải báo ngay cho Thú y xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan Thú y và chính quyền sở tại, không được vận chuyển, bán, giết mổ, lưu thông trên thị trường.
Khi xảy ra dịch bệnh đăng ký an toàn hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như LMLM, DTL, Cúm gia cầm phải báo cáo ngay Thú y cấp xã hoặc Trạm Thú y huyện theo chế độ báo cáo đột xuất 02 ngày/1 lần. Khi không có dịch xảy ra thì thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 7 ngày/1 lần đối với các bệnh nguy hiểm như LMLM, DTL, Cúm gia cầm.
Ngoài báo cáo khi có dịch bệnh đột xuất, định kỳ hàng tháng Ban Thú y xã phải báo cáo Trạm thú y huyện, Trạm thú y huyện báo cáo Chi Cục Thú y tỉnh, Chi cục Thú y tỉnh báo cáo cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y (theo phụ lục 7, 8).
Đối với cơ sở an toàn dịch bệnh là cơ sở chăn nuôi:
Trại chăn nuôi có quy mô nhỏ thuộc địa bàn xã, phải báo cáo dịch bệnh trực tiếp cho Thú y cấp xã.
Trại chăn nuôi tư nhân hoặc doanh nghiệp chăn nuôi có quy mô trung bình trở lên báo cáo dịch bệnh trực tiếp cho Trạm Thú y cấp huyện.
Trại chăn nuôi thuộc tỉnh quản lý báo cáo dịch bệnh trực tiếp cho Chi cục Thú y tỉnh.
Nông trường, trại chăn nuôi giống thuộc trung ương quản lý, báo cáo dịch bệnh trực tiếp cho cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y.
Thú y cấp xã, cơ quan Thú y nhận được khai báo dịch bệnh, phải kiểm tra xác minh ngay, trường hợp cần thiết phải lấy mẫu xét nghiệm hoặc gửi xét nghiệm bệnh. Trong trường hợp nghi mắc bệnh LMLM, DTL, Cúm gia cầm, Newcastle hoặc bệnh được đăng ký an toàn dịch bệnh thì phải báo cáo ngay cơ quan Thú y cấp trên.
Quyết định số 63/2005/QĐ- BN...
Quy định về việc tiêm phòng.
Chế độ tiêm phòng đối với từng bệnh, từng loài động vật trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh thực hiện theo Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Riêng đối với bệnh Cúm gia cầm phải áp dụng chế độ tiêm phòng trong chiến lược tiêm vắc xin Cúm gia cầm hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đối với bệnh đăng ký an toàn, tỷ lệ tiêm phòng phải đạt trên 90% so với tổng đàn và 100% so với diện phải tiêm.
Đối với các bệnh khác như: Tụ huyết trùng trâu bò, Tụ huyết trùng lợn, Đóng dấu lợn, Nhiệt thán, Ung thán khí, Phó thương hàn, Lép tô (nơi có ổ dịch cũ) phải tiêm phòng theo quy định 6 tháng một lần, đạt tỷ lệ ≥ 80% so với diện tiêm. Kết quả tiêm phòng phải được ghi chép và báo cáo định kỳ theo phụ lục 7 ban hành kèm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN.
Đối với một số bệnh nguy hiểm như LMLM, Cúm gia cầm, DTL, Newcastle phải thực hiện việc giám sát sau mỗi đợt tiêm phòng để đánh giá hiệu quả của công tác tiêm phòng.
Quyết định số 63/2005/QĐ- BN...
Quy định về việc kiểm dịch động vật.
Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt đối với động vật, sản phẩm động vật nhập vào vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, cụ thể:
Động vật, sản phẩm động vật được đưa vào vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh và phải có giấy chứng nhận kiểm dịch tại gốc của cơ quan Thú y có thẩm quyền.
Động vật phải được nuôi cách ly trong thời gian từ 15-30 ngày tuỳ theo từng bệnh, từng loài động vật tại khu cách ly trước khi cho nhập đàn.
Trong trường hợp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập các chốt kiểm dịch động vật trên các đường giao thông chính trong vùng đệm.
Chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho động vật, sản phẩm động vật được lấy từ vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc từ cơ sở không có dịch bệnh và có xác nhận của cơ quan thú y sở tại.
Quy định về kiểm tra vệ sinh thú y và giết mổ động vật.
Cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ động vật, con giống, thức ăn, nước uống phải được kiểm tra 2 lần/1 năm và phải đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia về vệ sinh thú y.
Việc giết mổ gia súc, gia cầm để kinh doanh phải được thực hiện tại các cơ sở giết mổ tập trung, đủ điều kiện vệ sinh thú y và được cơ quan thú y kiểm soát giết mổ.
Việc buôn bán động vật, sản phẩm động vật trong vùng an toàn dịch bệnh phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chỉ lưu thông, buôn bán động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Quy định về chẩn đoán, xét nghiệm bệnh.
Định kỳ tiến hành khảo sát, đánh giá về huyết thanh học, sự lưu hành của virut đối với bệnh đăng ký an toàn và các bệnh truyền lây sang người.
Khi có động vật mắc bệnh, chết mà nghi là bệnh dịch nguy hiểm, cơ quan thú y phải tiến hành chẩn đoán, xét nghiệm ngay và có phiếu kết quả chẩn đoán kèm theo báo cáo dịch bệnh.
Kiểm tra, đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch đối với các bệnh đã tiêm phòng, kiểm tra huyết thanh học đối với một số bệnh mang trùng như: bệnh LMLM, DTL, Lép tô, Sẩy thai truyền nhiễm, Lao, Bạch lỵ, CRD (được thực hiện theo quy định tại phụ lục 6 ban hành kèm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN) trước khi công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và kiểm tra định kỳ được thực hiện theo phân công, phân cấp về chẩn đoán của Cục Thú y.
Bảo vệ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh:
Khi đã được công nhận là vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn để mầm bệnh không xâm nhập vào do các yếu tố lây lan như gió, nguồn nước, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, sự đi lại của con người, phương tiện giao thông;
Kiểm tra huyết thanh học định kỳ (được thực hiện theo quy định tại phụ lục 6 ban hành kèm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN).
Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN...
Quy định về xử lý động vật mắc bệnh truyền nhiễm.
Thực hiện việc giết huỷ động vật mắc bệnh LMLM ngay khi phát hiện được bệnh.
Xử lý động vật mắc bệnh Dịch tả lợn như sau:
Lợn có trọng lượng < 20 kg phải tiêu hủy bằng cách chôn hoặc đốt;
Lợn có trọng lượng > 20 kg phải giết mổ bắt buộc và thịt có thể sử dụng làm thực phẩm sau khi luộc chín. Phủ tạng và các sản phẩm khác phải tiêu huỷ.
Xử lý gia cầm mắc bệnh cúm gia cầm như sau:
Tiêu hủy cả đàn ngay khi phát hiện được bệnh, phải có trang thiết bị bảo hộ tránh để dịch lây lan và lây nhiễm sang người.
Thực hiện việc tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc các bệnh khác theo hướng dẫn, giám sát của cơ quan Thú y phù hợp cho từng bệnh theo quy định của pháp luật Thú y.
Gia súc, gia cầm chết do các bệnh truyền nhiễm khác đều phải tiêu hủy.

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
Đơn đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu);
Tờ trình về điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu), bao gồm các nội dung sau: Lập báo cáo mô tả cơ sở an toàn dịch bệnh về địa điểm, địa lý tự nhiên, đặc điểm sản xuất chăn nuôi; Hoạt động thú y trong cơ sở an toàn dịch bệnh; Mỗi cơ sở an toàn dịch bệnh có một tờ trình riêng.

Các bước

Tên bước
Bước 1:

Mô tả bước

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), chủ cơ sở chăn nuôi (gọi tắt là Tổ chức và cá nhân) đề nghị xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do địa phương quản lý lập hồ sơ gửi Chi cục Thú y.
Bước 2:

Mô tả bước

Chi cục Thú y cấp xem xét và có công văn trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận cho cơ sở chăn nuôi, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

Kết quả của việc thực hiện

Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận.
Tất cả
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
Trụ sở cơ quan hành chính
Không.
Chi cục Thú y.
Không.
Chi cục Thú y.
T-AGI-235966-TT

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/an_giang/t_agi_235966_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận