Thủ tục hành chính: T-BDI-238637-TT

Giải quyết khiếu nại lần đầu.
Bình Định

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

Quyết định số 1131/2008/QĐ-T...

Yêu cầu

Nội dung Văn bản qui định
Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011.
Người khiếu nại phải làm đơn và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại.
Việc khiếu nại chưa được Tòa án thụ lý hoặc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án.

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
Các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có);
Giấy ủy quyền khiếu nại (trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền); giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện.

Các bước

Tên bước
Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại

Mô tả bước

Công dân viết đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ảnh và gửi đến Thanh tra tỉnh tại 62A đường Diên Hồng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Bước 2: Thụ lý đơn

Mô tả bước

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại; thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại.

Mô tả bước

+ Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
+ Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
+ Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
+ Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
+ Trong quá trình xem xét giải quyết khiếu nại, cơ quan giải quyết khiếu nại tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại.
Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại

Mô tả bước

Chánh Thanh tra tỉnh ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan quản lý cấp trên theo quy định tại Điều 32 Luật Khiếu nại năm 2011.

Kết quả của việc thực hiện

Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Tất cả
Theo Điều 28 Luật Khiếu nại năm 2011: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Qua Bưu điện Trụ sở cơ quan hành chính
Các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh
Thanh tra tỉnh Bình Định
T-BDI-238637-TT

01 (bộ)

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/binh_dinh/t_bdi_238637_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận