Thủ tục hành chính: T-BPC-232442-TT

Đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại phụ lục I của Công ước CITES
Bình Phước

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

Nghị định số 82/2006/NĐ-CP,...

Yêu cầu

Nội dung Văn bản qui định
- Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật phải có các điều kiện sau:
+ Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.
+ Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.
+ Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.
+ Đảm bảo các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.
+ Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 cho phép.
+ Cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật phải có các điều kiện sau đây:
+ Cơ sở được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo.
+ Cơ sở trồng cấy nhân tạo phải được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận việc trồng cấy nhân tạo không ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.
- Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật trồng cấy nhân tạo chăm sóc cây trồng và ngăn ngừa dịch bệnh.Không
Nghị định số 82/2006/NĐ-CP,...

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES quy định tại Phụ biểu 3-A, 3-B kèm theo Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006

Các bước

Tên bước

Mô tả bước

- Bước 1. Nộp hồ sơ:
+ Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.và nộp hồ sơ tại Văn phòng Chi Cục Kiểm lâm
+ Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin cấp Giấy phép phải xuất trình chứng minh thư nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại Hà Nội (đối với người nước ngoài, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài), hoặc giấy giới thiệu của cơ quan tổ chức.
+ Công chức tiếp nhận kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, vào sổ theo dõi ngày tiếp nhận hồ sơ:
. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì chuyển cho Bộ phận cấp phép tiến hành các thủ tục cấp phép.
. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: trong giờ hành chính
- Bước 2- Nhận giấy chứng nhận:
Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (nơi đã nộp hồ sơ) như sau: Công chức trả giây chứng nhận vào sổ theo dõi; Trả bản gốc Giấy chứng nhận sau khi đã photo 02 bản lưu; Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy uỷ quyền và chứng minh thư của người uỷ quyền.

Kết quả của việc thực hiện

Giấy chứng nhận
Tất cả
15 ngày làm việc
Qua Bưu điện Trụ sở cơ quan hành chính
Các cơ quan chuyên môn có liên quan.
Chi cục Kiểm lâm
Hạt Kiểm lâm hoặc Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR.
Chi cục Kiểm lâm
T-BPC-232442-TT

01 bộ

Mẫu đơn, mẫu tờ khai

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản quy định
Phụ biểu 3-A, 3-B, Nghị định số 82/2006/NĐ-CP Nghị định số 82/2006/NĐ-CP,...

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/binh_phuoc/t_bpc_232442_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận