Tổ chức mở ngành đào tạo trình độ TCCN phải có các điều kiện sau: - Có đủ tư cách pháp nhân và đảm bảo các quy định hiện hành về đào tạo TCCN. - Ngành đào tạo đăng ký mở phải phù hợp với yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ, quy hoạch và chiến lược phát triển của nhà trường, quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương và của ngành. Đảm bảo không có sự chồng chéo ngành đào tạo giữa các trường trên cùng một địa bàn. - Ngành đào tạo đăng ký mở có trong danh mục ngành đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường hợp ngành đăng ký mở chưa có tên trong danh mục ngành đào tạo, cơ sở đào tạo phải trình bày được những luận chứng khoa học về ngành đào tạo này, nhu cầu đào tạo nhân lực của địa phương và của ngành, kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới (nếu có) và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận bằng văn bản đối với ngành đào tạo này trước khi gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành. - Có đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình đào tạo, cụ thể: + Giáo viên tham gia giảng dạy đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ trường TCCN; có trình độ và kinh nghiệm thực tế phù hợp với yêu cầu của học phần mà họ sẽ giảng dạy trong chương trình đào tạo; + Có đội ngũ giáo viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo tương ứng với mỗi khối kiến thức, kỹ năng của ngành đăng ký mở, trong đó ít nhất 3 giáo viên có trình độ đại học trở lên đúng ngành với ngành đăng ký mở. - Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu của ngành đăng ký mở, cụ thể: + Có đủ phòng học đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Các phòng học phải đảm bảo về ánh sáng, thông gió, an toàn vệ sinh, cháy nổ và các trang thiết bị cơ bản phục vụ cho dạy-học; + Phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập đáp ứng các yêu cầu thực hành, thực tập cơ bản của chương trình đào tạo. Các trang thiết bị trong phòng đảm bảo số lượng, chất lượng, bố trí phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, quy mô học sinh, phương pháp tổ chức dạy học, quy định về an toàn lao động và trình độ công nghệ của sản xuất hiện tại; Đối với các cơ sở thực tập bên ngoài trường, cơ sở đào tạo phải được sự đồng ý của cơ sở thực tập bên ngoài trường thể hiện bằng văn bản ký kết giữa hai bên; + Thư viện có phòng tra cứu thông tin và các trang thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu tài liệu; có đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập và sách tham khảo cho học sinh và giáo viên theo yêu cầu của ngành đăng ký mở; + Website của trường được cập nhật thường xuyên, công bố cam kết chất lượng giáo dục, công khai chất lượng giáo dục thực tế, các điều kiện đảm bảo chất lượng và công khai thu chi tài chính. - Có chương trình đào tạo và chương trình chi tiết các học phần trong chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu sau: + Chương trình phải đảm bảo các quy định hiện hành về đào tạo TCCN, trong đó kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo phải thể hiện phân bổ thời gian cho các hoạt động, các học phần và thời lượng học tập phù hợp với đối tượng đào tạo, đảm bảo tải trọng học tập dàn đều trong suốt khóa học. Chương trình đào tạo được xây dựng theo quy định tại mẫu 1 của Phụ lục II kèm Thông tư. + Chương trình chi tiết của từng học phần được xây dựng theo quy định tại mẫu 2 của Phụ lục II, trong đó: Tên gọi các học phần, thời lượng học phần, thời điểm thực hiện chương trình học phần phải thống nhất với chương trình đào tạo; Mục tiêu của học phần phải khẳng định theo chuẩn đầu ra của học phần (yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi mà học sinh phải đạt được sau khi kết thúc học phần) và nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo; Chương trình chi tiết học phần phải quy định điều kiện tiên quyết (nếu có) để yêu cầu học sinh cần phải đáp ứng trước khi vào học học phần; Phương pháp dạy và học các học phần phải sử dụng các phương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động của người học và phù hợp với tính chất của học phần; Đánh giá kết quả học tập phải phù hợp với quy chế hiện hành về đào tạo TCCN và mục tiêu, tính chất của học phần; Nội dung chi tiết của học phần gồm các nội dung về kiến thức, kỹ năng cụ thể của học phần được cụ thể hóa thành các phần, chương hoặc bài học và các nội dung chính cho từng chương, bài học. Các nội dung này phải đáp ứng được mục tiêu của học phần, phù hợp với thời lượng học phần và tải trọng dạy, học của giáo viên và học sinh. Nội dung các học phần chung phải phù hợp với những nội dung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định; Đối với bài thực hành tại phòng thí nghiệm hoặc đi thực tập tại cơ sở bên ngoài trường phải ghi rõ mục tiêu, nội dung thực hành, thực tập, kế hoạch, thời gian, các điều kiện đảm bảo chất lượng thực hành, thực tập và các yêu cầu khác đối với học sinh trong quá trình thực hành, thực tập. Trang thiết bị dạy học phải ghi rõ tên, số lượng trang thiết bị, phương tiện, vật tư chính phục vụ cho việc dạy và học (lý thuyết và thực hành); Yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy học phần phải ghi rõ yêu cầu về trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm thực tế nghề nghiệp; Nguồn tài liệu tham khảo dùng cho học phần phải ghi rõ tên tài liệu, tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản. Nếu nguồn tài liệu tham khảo từ Internet thì phải ghi rõ địa chỉ truy cập vào Website. Tài liệu tham khảo phải là những tài liệu cập nhật, gắn với nội dung học phần (có thể là tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài). + Hội đồng xây dựng chương trình gồm các giảng viên, giáo viên có kinh nghiệm về những nội dung liên quan trong chương trình và kinh nghiệm giảng dạy TCCN; nhà quản lý giáo dục; chuyên gia về xây dựng chương trình; đại diện các đơn vị có sử dụng lao động thuộc ngành đào tạo. Tổng số giáo viên, giảng viên của cơ sở đào tạo tham gia Hội đồng không vượt quá 2/3 tổng số thành viên trong Hội đồng; + Chương trình đào tạo và chương trình chi tiết các học phần phải được thông qua bởi Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo (đối với cơ sở đào tạo được phép tự thẩm định chương trình đào tạo) hoặc của một cơ sở đào tạo do cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành chỉ định (đối với cơ sở đào tạo không được phép tự thẩm định chương trình đào tạo) hoặc có văn bản chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với các trường hợp cá biệt được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4). - Có bộ máy quản lý và quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường đảm bảo triển khai ngành đào tạo. - Không vi phạm các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo và các quy định liên quan khác của pháp luật trong thời hạn 3 năm liên tiếp tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo. - Đối với một số ngành đào tạo thuộc nhóm ngành đặc biệt (Sức khỏe; Thể dục thể thao; Nghệ thuật; Đào tạo giáo viên), ngoài những điều kiện mở ngành được quy định tại Văn bản này, cơ sở đào tạo còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ, ngành chủ quản lĩnh vực này.
Hồ sơ
Thành phần hồ sơ
1. Tờ trình đăng ký mở ngành đào tạo; 2. Đề án đăng ký mở ngành đào tạo, bao gồm các nội dung: - Chương trình đào tạo và chương trình chi tiết các học phần; - Năng lực của cơ sở đào tạo: + Danh sách giáo viên giảng dạy; + Bảng kê cơ sở vật chất; 3. Các tài liệu và minh chứng kèm theo gồm: - Quyết định thành lập Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo; - Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định kèm Biên bản thẩm định chương trình đào tạo của Hội đồng thẩm định do cơ sở đào tạo thành lập (đối với cơ sở đào tạo được phép tự thẩm định chương trình đào tạo) hoặc của cơ sở đào tạo do cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành chỉ định (đối với cơ sở đào tạo không được phép tự thẩm định chương trình đào tạo), hoặc các văn bản về việc thẩm định chương trình đào tạo (đối với trường hợp cá biệt); - Hồ sơ trích ngang các giáo viên của ngành đăng ký mở; - Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn kèm theo chữ ký của người sở hữu văn bằng, chứng chỉ sư phạm của các giáo viên (trừ giáo viên đã tốt nghiệp đại học sư phạm); - Minh chứng cho điều kiện quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 3 của Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT, ngày 11/11/2011; - Biên bản xác nhận các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo kèm ý kiến bằng văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi trường đặt trụ sở về nhu cầu nguồn nhân lực trên địa bàn (trừ các cơ sở đào tạo trực thuộc tỉnh).
Các bước
Tên bước
Mô tả bước
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại Bộ phân tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (Địa chỉ: 56 Trần Hưng Đạo, Pleiku, Gia Lai), Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. - - Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hồ sơ sửa chữa hoặc bổ sung. - - Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ. Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn xử lý. Bước 3: Người nộp hồ sơ nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Giáo dục và Đào tạo. * Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7h00 đến 10h30, Chiều từ 13h00 phút đến 16h30 (Trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).
Kết quả của việc thực hiện
Quyết định hành chính
Tổ chức
- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ hồ sơ: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mở ngành của cơ sở đào tạo. - Thời hạn kiểm tra thực tế tại cơ sở đào tạo: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. - Thời hạn giải quyết và trả kết quả: 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra thực tế. - Trường hợp cơ sở đào tạo chưa đảm bảo được các điều kiện mở ngành theo quy định thì được phép bổ sung trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra thực tế. Nếu sau 30 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra thực tế, cơ sở đào tạo vẫn chưa đáp ứng được các điều kiện mở ngành theo quy định thì phải sau 3 tháng kể từ ngày có kết quả kiểm tra, cơ sở đào tạo mới được phép nộp lại hồ sơ đăng ký mở ngành và phải thực hiện quy trình theo đúng các quy định
- Đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc tỉnh: đóng quyển thành 05 bộ hoàn chỉnh. - Đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ, ngành và các cơ sở đào tạo khác: đóng quyển thành 02 bộ hoàn chỉnh.