- Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư. - Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thuỷ, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. - Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250 m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận. - Đối với công trình và nhà ở riêng lẻ trong đô thị phải: + Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; + Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; + Công trình xây dựng dân dụng cấp đặc biệt, cấp I trong đô thị phải có thiết kế tầng hầm theo yêu cầu của đồ án quy hoạch đô thị và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ ở đô thị (theo mẫu Phụ lục số 13);
- Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế theo mẫu, kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế; Báo cáo khảo sát địa chất kèm theo Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát địa chất (đối với nhà ở riêng lẻ quy mô từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn xây dựng từ 250 m2 trở lên).
- Đối với công trình xây chen có tầng hầm phải có văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận;
- Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: + Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình; + Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200; + Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính tỷ lệ 1/100 - 1/200, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về cấp điện, cấp nước, thoát nước, tỷ lệ 1/50 - 1/200.
Các bước
Tên bước
- Bước 1:
Mô tả bước
Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh (Số 14 - Đường Võ Liêm Sơn - Thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra danh mục hồ sơ: + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm giấy biên nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho cá nhân.
- Bước 2:
Mô tả bước
Phòng chuyên môn thụ lý và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Bước 3:
Mô tả bước
Nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng Hà Tĩnh sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính. Trường hợp đến nhận thay thì phải có giấy ủy quyền (có xác nhận của cơ quan hoặc UBND cấp xã) và giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền.
Kết quả của việc thực hiện
Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Sở Xây dựng.
Cá nhân
Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.