Thủ tục hành chính: T-LDG-234292-TT

Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật
Lâm Đồng

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

Nghị định số 33/2005/NĐ-CP n...

Văn bản qui định

Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN...

Văn bản qui định

Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN...

Văn bản qui định

Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN...

Văn bản qui định

Thông tư số 04/2012/TT-BTC n...

Yêu cầu

Nội dung Văn bản qui định
Về vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật:
+ Địa điểm cơ sở giết mổ, sơ chế động vật phải theo quy hoạch của UBND các cấp, bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
+ Bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật quy định.
+ Người trực tiếp giết mổ động vật, sơ chế động vật phải có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, da liễu, có giấy khám sức khỏe định kỳ của cơ quan y tế tại địa phương.
Pháp lệnh số 18/2004/PL-UBTV...
Về địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị như sau:
+ Địa điểm cơ sở phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng, đường giao thông chính và các nguồn gây ô nhiễm, không bị úng ngập; có tường bao quanh; có cổng riêng biệt để xuất, nhập động vật, sản phẩm động vật; đường đi trong cơ sở phải bằng xi măng hoặc bê tông;
+ Có khu vực riêng nhốt động vật chờ giết mổ; khu vực riêng để giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; khu cách ly động vật ốm; khu xử lý sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
+ Có phòng kiểm tra, xét nghiệm mẫu;
+ Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải động vật phù hợp với công suất giết mổ, sơ chế. Nước thải, chất thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường;
+ Nhà xưởng phải chống được bụi và sự xâm nhập của các loài động vật gây hại; thuận tiện cho việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc; được bố trí riêng khu chứa sản phẩm dùng làm thực phẩm, khu chứa sản phẩm không dùng làm thực phẩm, phương tiện vận chuyển, dụng cụ giết mổ, sơ chế, người làm việc trong các khu này để tránh sự ô nhiễm và lây nhiễm chéo.
+ Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
Nước sử dụng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định.
Nghị định số 33/2005/NĐ-CP n...

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y ( theo mẫu quy định )- 2 bản.
Giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh (bản sao công chứng);
Các giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ sở

Các bước

Tên bước
Bước 1:

Mô tả bước

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định; nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Chi cục Thú y Lâm Đồng, số 14 Hùng Vương, phường 10, TP Đà Lạt.
Công chức tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:
- Nộp trực tiếp: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, viết giấy biên nhận trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ phải hướng dẫn cho người nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định;
- Nộp qua đường bưu điện: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ gửi lại cho người nộp.
Bước 2:

Mô tả bước

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ về phòng chuyên môn để kiểm tra nội dung hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ Chi cục Thú y phải thông báo cho người nộp biết nội dung cần sửa đổi bổ sung.
Bước 3:

Mô tả bước

Thực hiện kiểm tra cơ sở
- Chi cục Thú y Lâm Đồng cử kiểm dịch viên phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp huyện kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y tại cơ sở theo quy định (trong phạm vi 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ). Lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định.
+ Nếu cơ sở đảm bảo yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, trong phạm vi 10 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, Chi cục Thú y tiến hành cấp chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (có giá trị trong 02 năm) theo mẫu quy định.
+ Nếu cơ sở không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y thì chủ cơ sở tổ chức sửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt, yêu cầu và đề nghị kiểm tra lại và có biên bản xác nhận.
- Trước khi thời hạn của giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y hoặc trường hợp cơ sở tạm ngưng hoạt động từ 03 tháng trở lên. Khi hoạt động trở lại phải đăng ký trước ít nhất 15 ngày với Chi cục Thú y để kiểm tra lại điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở.
- Khi nhận được văn bản đề nghị kiểm tra lại của chủ cơ sở, Chi cục Thú y phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp cấp huyện tiến hành kiểm tra lại và xác định đã khắc phục những nội dung yêu cầu khắc phục bằng biên bản và làm cơ sở để cấp giấy chứng nhận.
Bước 4:

Mô tả bước

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Chi cục Thú y Lâm Đồng.
Người đến nhận có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận, nộp phí, lệ phí và nhận kết quả.
Thời gian nhận và trả kết quả hồ sơ: Trong giờ làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần; trừ ngày nghỉ lễ theo quy định.

Kết quả của việc thực hiện

Giấy chứng nhận
Tất cả
Không quá 15 ngày làm việc hành chính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Qua Bưu điện Trụ sở cơ quan hành chính
Trung tâm Nông nghiệp cấp huyện
Chi cục Thú y Lâm Đồng
Chi cục Thú y Lâm Đồng
T-LDG-234292-TT

01(bộ)

Mẫu đơn, mẫu tờ khai

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản quy định
Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y ( mẫu số 5 ) Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN...

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/lam_dong/t_ldg_234292_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận