Thủ tục hành chính: T-SLA-228578-TT

Xét tặng nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú.
Sơn La

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

Thông tư số 22/2008/TT-BGDĐT...

Yêu cầu

Nội dung Văn bản qui định
1. Điều kiện: Đối với Nhà giáo nhân dân
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, học viên; gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh, học viên và đồng nghiệp noi theo;
- Đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, tính đến năm xét tặng từ 6 năm trở lên và trong thời gian đó được phong tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc hoặc được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba trở lên;
- Có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp có hiệu quả rõ rệt vào công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục; có nhiều học sinh giỏi, có công phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, góp phần đào tạo nhân tài;
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đơn vị trở thành tập thể tiên tiến xuất sắc;
- Có nhiều sáng kiến, giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy, giáo dục hoặc quản lý giáo dục được Hội đồng khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước xếp hạng từ khá trở lên tính từ sau năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú;
- Có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội;
- Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. Riêng đối với cán bộ quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy;
2. Điều kiện: Đối với Nhà giáo ưu tú
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, học viên; gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh, học viên và đồng nghiệp noi theo;
- Có tài năng sư phạm, có công trong sự nghiệp giáo dục; được học sinh, sinh viên, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng;
- Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Riêng đối với cán bộ quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
- Có ít nhất 5 năm là chiến sỹ thi đua cơ sở, trong đó có ít nhất một năm được công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, cấp Bộ, ngành hoặc được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen;
- Có cải tiến hoặc sáng kiến, kinh nghiệm hoặc công trình nghiên cứu khoa học được áp dụng đạt hiệu quả trong công tác giảng dạy, giáo dục hoặc quản lý giáo dục được Hội đồng khoa học các cấp đánh giá, xếp hạng từ khá trở lên.
1. Đối tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Đạo đức: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh; gương mẫu, là tấm gương cho học sinh và đồng nghiệp noi theo;
- Có tài năng sư phạm, có công trong sự nghiệp giáo dục; được học sinh, sinh viên, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng:
+ Trong công tác giảng dạy đạt chất lượng tốt, đạt hiệu quả rõ rệt, có nhiều học sinh, sinh viên giỏi;
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp trong việc xây dựng đơn vị, trường học trở thành tập thể lao động xuất sắc;
+ Có cải tiến hoặc sáng kiến, kinh nghiệm, hoặc công trình nghiên cứu khoa học được áp dụng đạt hiệu quả trong công tác giảng dạy, giáo dục hoặc quản lý giáo dục được Hội đồng khoa học các cấp đánh giá, xếp hạng từ khá trở lên.
- Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Đối với cán bộ quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; thời gian làm cán bộ quản lý, tham gia giảng dạy đủ số giờ theo quy định hiện hành vẫn được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy.
- Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; cán bộ, giáo viên được điều động đi công tác B, C trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những người giảng dạy thực hành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định chung, thì thời gian công tác tại các địa bàn, điều kiện trên được quy đổi, nhân hệ số 1,33 và được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy khi xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Đối tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân phải đạt được các tiêu chuẩn sau:
a) Đạo đức: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, sinh viên; gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên và đồng nghiệp noi theo.
b) Tiêu chuẩn về tài năng sư phạm và có công trong sự nghiệp giáo dục đối với giáo viên từng cấp học, trình độ đào tạo và cán bộ quản lý:
- Tiêu chuẩn chung đối với các nhà giáo ở các cấp học, trình độ đào tạo và cán bộ quản lý: Phải có ít nhất 5 năm là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trong đó có ít nhất 01 năm được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, cấp Bộ, ngành hoặc được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Trước khi Luật Thi đua, Khen thưởng có hiệu lực (kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về trước) được áp dụng danh hiệu giáo viên giỏi tương đương với danh hiệu chiến sĩ thi đua để xét tặng.
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với giáo viên mầm non:
+ Đảm bảo chất lượng và hiệu quả nuôi dạy các cháu, thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đạt chất lượng cao, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, góp phần thu hút trẻ đến trường;
+ Đảm bảo thực hiện xuất sắc những mục tiêu, yêu cầu của ngành học giáo dục mầm non, góp phần xây dựng đơn vị trở thành tập thể lao động xuất sắc của ngành học;
+ Có sáng kiến, hoặc cải tiến để nuôi dạy các cháu được tốt hơn, được tập thể sư phạm từ cấp trường trở lên công nhận;
+ Giúp đỡ, bồi dưỡng được nhiều giáo viên mầm non dạy giỏi; được đồng nghiệp tín nhiệm và thừa nhận là giáo viên mầm non dạy giỏi, tiêu biểu của địa phương, được cha mẹ các cháu tín nhiệm;
+ Hướng dẫn, vận động được nhiều cha mẹ các cháu thực hiện nuôi dạy con theo phương pháp khoa học đạt kết quả tốt.
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với giáo viên tiểu học:
+ Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của giáo viên tiểu học, có nhiều thành tích trong công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; trong giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao; có nhiều học sinh xếp loại giỏi;
+ Có nhiều đóng góp xây dựng đơn vị trở thành tập thể lao động xuất sắc; được đồng nghiệp thừa nhận là giáo viên dạy giỏi, tiêu biểu của giáo dục tiểu học ở địa phương; là nhà giáo mẫu mực, tấm gương sáng của ngành giáo dục địa phương; được học sinh kính trọng, cha mẹ học sinh và nhân dân tín nhiệm;
+ Đối với giáo viên ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giáo viên là người dân tộc ít người: có tinh thần khắc phục khó khăn bám trường, bám lớp, hết lòng vì học sinh, có nhiều biện pháp, giải pháp vận động được nhiều học sinh đến lớp, giữ vững số lượng học sinh;
+ Có cải tiến, hoặc sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong giảng dạy, giáo dục học sinh, được Hội đồng khoa học ngành giáo dục từ cấp huyện trở lên công nhận;
+ Có nhiều thành tích giúp đỡ đồng nghiệp phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi của trường, của địa phương.
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông:
+ Giảng dạy, giáo dục học sinh đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao, phát huy tính chủ động và trí thông minh của học sinh, có học sinh đạt học sinh giỏi các cấp;
+ Có nhiều đóng góp xây dựng đơn vị trở thành tập thể lao động xuất sắc, góp phần xây dựng, ổn định và phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương;
+ Đối với giáo viên ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giáo viên là người dân tộc ít người có tinh thần khắc phục khó khăn xây dựng trường lớp, dìu dắt học sinh, có nhiều học sinh trưởng thành đóng góp xây dựng địa phương;
+ Có cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm áp dụng trong giảng dạy, trong quản lý được Hội đồng khoa học ngành giáo dục từ cấp tỉnh trở lên đánh giá và công nhận;
+ Có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi của trường, của địa phương;
+ Được đồng nghiệp thừa nhận là giáo viên dạy giỏi tiêu biểu của cấp học; là nhà giáo mẫu mực, là tấm gương sáng của ngành giáo dục địa phương; được học sinh kính trọng, cha mẹ học sinh và nhân dân tín nhiệm.
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
+ Giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao, có nhiều đóng góp để đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo. Có nhiều đóng góp để đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho ngành và địa phương. Có nhiều học sinh giỏi cả về lý thuyết, kỹ năng và tay nghề;
+ Có nhiều công lao xây dựng nhà trường trở thành tập thể lao động xuất sắc trong nhiều năm, được học sinh tín nhiệm;
+ Có nhiều giải pháp, sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến được áp dụng mang lại hiệu quả, được Hội đồng khoa học từ cấp trường trở lên đánh giá, xếp hạng;
+ Được đồng nghiệp tín nhiệm và thừa nhận là giáo viên dạy giỏi tiêu biểu của các trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề của địa phương, của ngành. Bồi dưỡng nhiều giáo viên dạy giỏi có trình độ nghiệp vụ và tay nghề vững vàng.
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên các trường cao đẳng:
+ Giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao, có đóng góp đổi mới mục tiêu nội dung chương trình, nâng cao chất lượng giáo dục;
+ Có bề dầy thành tích trong việc biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học, phục vụ giáo dục đã áp dụng trong nhà trường, được nghiệm thu từ cấp cơ sở trở lên;
+ Có nhiều đóng góp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi của khoa, của trường;
+ Có nhiều đóng góp trong việc hướng dẫn sinh viên cải tiến phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học đạt kết quả, có nhiều sinh viên giỏi.
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên các trường đại học:
+ Giảng dạy, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, thực tập đạt chất lượng và hiệu quả cao; có nhiều đóng góp trong đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục;
+ Có bề dầy thành tích trong nghiên cứu khoa học, chủ biên giáo trình, chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, hoặc chủ trì nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước được ứng dụng trong giảng dạy, đã được Hội đồng khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước xếp loại tốt; đào tạo được nhiều tiến sĩ;
+ Có nhiều đóng góp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi của chuyên ngành, của trường;
+ Có nhiều đóng góp trong việc hướng dẫn sinh viên, học viên cải tiến phương pháp học tập; tích cực nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao, có nhiều sinh viên giỏi, có thành tích đóng góp đào tạo những người giỏi cho đất nước.
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ quản lý được quy định tại điểm b, mục I của Thông tư này:
Thời kỳ công tác quản lý giáo dục phải có giải pháp, sáng kiến hoặc công trình nghiên cứu khoa học có tác dụng đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý được hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ đánh giá từ loại khá trở lên; đã tham mưu, tổ chức thực hiện có kết quả công cuộc đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục góp phần làm cho đơn vị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và đạt thành tích xuất sắc. b) Có tài năng sư phạm xuất sắc, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục của dân tộc:
- Đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, tính đến năm xét tặng từ 6 năm trở lên và trong thời gian đó được phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc hoặc được tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba trở lên;
- Có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp có hiệu quả rõ rệt vào công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục;
- Trong công tác giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao, có nhiều học sinh giỏi, có công phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, góp phần đào tạo nhân tài;
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đơn vị trở thành tập thể tiên tiến xuất sắc;
- Có nhiều sáng kiến, giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy, giáo dục hoặc quản lý giáo dục được Hội đồng khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước xếp hạng từ khá trở lên, tính từ sau năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú:
+ Đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; giáo viên công tác tại cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề; giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề: có nhiều sáng kiến, giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo được Hội đồng khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh đánh giá và xếp hạng từ khá trở lên;
+ Đối với giảng viên các trường cao đẳng, đại học, các trưòng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang: là chủ biên nhiều giáo trình, chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, hoặc chủ trì nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước được ứng dụng có hiệu quả trong giảng dạy, được Hội đồng khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước đánh giá và xếp loại tốt; đào tạo được nhiều tiến sĩ;
+ Đối với cán bộ quản lý giáo dục: có công trình nghiên cứu khoa học được hội đồng khoa học cấp tỉnh, cấp Bộ, cấp Nhà nước đánh giá từ khá trở lên, được ứng dụng có hiệu quả trong công tác đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý; đã tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục góp phần làm cho đơn vị thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và đạt thành tích xuất sắc.

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
a) Hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (2 bộ):
- Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân có dán ảnh 3 x 4;
- Bản khai sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân;
- Tóm tắt nội dung sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới, công trình nghiên cứu khoa học từ sau năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Mẫu hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân được
b) Hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú (2 bộ):
- Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú có dán ảnh 3 x 4;
- Bản khai sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới, đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú thuộc giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề;
- Bản khai sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú thuộc giáo dục đại học, cao đẳng.
Mẫu hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú được quy định tại mục 2 phụ lục kèm theo thông tư này.
c) Hồ sơ của Hội đồng cấp dưới đề nghị lên Hội đồng cấp trên (2 bộ):
- Tờ trình đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân;
- Tờ trình đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú ;
- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân;
- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú ;
- Biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo nhân dân;
- Biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo ưu tú;
- Báo cáo quá trình tổ chức xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú;
- Tóm tắt hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân;
- Tóm tắt hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Các bước

Tên bước
Bước 1.

Mô tả bước

Cá nhân nhà giáo có nguyện vọng xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú lập hồ sơ Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú đề nghị Hội đồng xét tặng danh hiệu NGND,NGUT cấp cơ sở xem xét.
Bước 2.

Mô tả bước

Thủ trưởng cơ quan đơn vị trực tiếp quản lý nhà giáo thành lập hội đồng xét tặng danh hiệu NGND, NGUT cấp cơ sở và tổ chức bình bầu trên cơ sở các tiêu chuẩn của NGND, NGUT. Các nhà giáo có số phiếu đạt từ 2/3 tổng số thành viên Hội đồng xét tặng sẽ được đưa vào danh sách đề nghị lên Hội đồng cấp trên xem xét.
Bước 3.

Mô tả bước

Trên cơ sở hồ sơ đề nghị Hội đồng xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú các cấp họp xét trình Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (qua Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương).

Kết quả của việc thực hiện

Tờ trình đề nghị
Cá nhân
Danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú được xét và công bố 2 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Trụ sở cơ quan hành chính Cá nhân nhà giáo có nguyện vọng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lập hồ sơ đề nghị xét tặng tại cơ quan đơn vị trực tiếp quản lý.
Sở Giáo dục & Đào tạo
Sở Giáo dục & Đào tạo
T-SLA-228578-TT

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/son_la/t_sla_228578_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận