Trạm nạp LPG vào ô tô phải được xây dựng theo quy hoạch, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; có Giấy phép xây dựng kèm theo dự án, thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;
Thiết bị đo lường đã được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
Thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn nạp LPG vào ô tô đã được kiểm định và đăng ký theo quy định;
Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy.
Hồ sơ
Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào ô tô của thương nhân chủ sở hữu trạm nạp (theo mẫu);
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký bán LPG cho ô tô;
Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (đối với trạm nạp LPG vào ô tô tại cửa hàng xăng dầu).
Bản sao: - Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy (đối với trạm nạp LPG vào tô tô xây dựng ngoài cửa hàng xăng dầu) quy định tại khoản 4 Điều 33 Nghị định 107/2009/NĐ-CP); - Phiếu kết quả kiểm định thiết bị đo lường; - Phiếu kết quả kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn nạp LPG vào ô tô do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Các bước
Tên bước
Bước 1.
Mô tả bước
Thương nhân đến nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Công Thương tỉnh Sơn La. Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì thụ lý, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả, chuyển hồ sơ Phòng Kỹ thuật ATMT giải quyết. - Nếu không hợp lệ thì trả lại và nói rõ lý do.
Bước 2.
Mô tả bước
Phòng Kỹ thuật ATMT thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện giải quyết thì trình Giám đốc Sở ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô. Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm thông báo cho thương nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
Bước 3.
Mô tả bước
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Công Thương thu phí, lệ phí thẩm định trả Giấy chứng nhận cho Thương nhân.