Thủ tục hành chính: T-STG-235327-TT

Chấp thuận cho thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở
Sóc Trăng

Yêu cầu

Nội dung Văn bản qui định
1. Việc thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo;
b) Tổ chức được thành lập thuộc hệ thống của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận;
c) Số lượng tín đồ tại địa bàn đáp ứng điều kiện quy định tại hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo.
2. Việc chia, tách tổ chức tôn giáo trực thuộc phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo;
b) Tổ chức sau khi chia, tách vẫn thuộc hệ thống tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận;
c) Số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc đông, địa bàn hoạt động rộng, khó tổ chức hoạt động tôn giáo.
3. Việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo;
b) Tổ chức được sáp nhập, hợp nhất vẫn thuộc hệ thống tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận.

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
Văn bản đề nghị thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc nêu rõ những nội dung sau:
+ Tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và dự kiến tên tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
Lý do thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
Danh sách dự kiến những người đại diện tổ chức tôn giáo trực thuộc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
Số lượng tín đồ hiện có tại thời điểm thành lập; số lượng tín đồ trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
Phạm vi hoạt động tôn giáo;
Dự kiến nơi đặt trụ sở của tổ chức.

Các bước

Tên bước
Bước 1:

Mô tả bước

Tổ chức tôn giáo khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Sở Nội vụ (số 04 Châu Văn Tiếp, phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).
Bước 2:

Mô tả bước

Khi nhận được hồ sơ hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ viết giấy biên nhận, trong đó hẹn ngày trả kết quả. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho tổ chức, cá nhân, 01 bản lưu tại Sở Nội vụ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ; nếu nhận trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định; nếu nhận gián tiếp qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận có trách nhiệm soạn thảo văn bản hoàn trả hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn trả lời.
Bước 3:

Mô tả bước

Ban Tôn giáo xem xét, thẩm định hồ sơ và tham mưu cho Sở Nội vụ có văn bản trình UBND tỉnh chấp thuận hoặc không chấp thuận.
Bước 4:

Mô tả bước

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, có văn bản trả lời.
Bước 5:

Mô tả bước

Sau khi nhận được văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Nội vụ thông báo và trả kết quả cho đơn vị đề nghị.

Kết quả của việc thực hiện

Văn bản hành chính; trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tổ chức
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó: Tại Sở Nội vụ: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Tại UBND tỉnh: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Sở Nội vụ trình.
Qua Bưu điện Trụ sở cơ quan hành chính
Sở Nội vụ
Chủ tịch UBND tỉnh
T-STG-235327-TT

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/soc_trang/t_stg_235327_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận