Thủ tục hành chính: T-TBH-205769-TT

Giải quyết chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ
Thái Bình

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày...

Văn bản qui định

Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTB...

Yêu cầu

Nội dung Văn bản qui định
- Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8/1961 đến 30/4/1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học; Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày...
- Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động; Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày...
- Sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hóa học. Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày...

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
- Bản khai cá nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Giấy xác nhận của Trạm y tế (về bệnh tật của người hoạt động kháng chiến và tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ người bị nhiễm chất độc hóa học);
- Giấy xác nhận người bị nhiễm chất độc hóa học của UBND xã;
- Biên bản xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của UBND xã;
- Biên bản kết qủa niêm yết tại địa phương sau 15 ngày;
- Giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của UBND huyện;
- Biên bản thực chứng về tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của liên phòng Y tế- Lao động, Thương binh và Xã hội và các ban ngành liên quan;
- Một trong các loại giấy tờ gốc chứng minh thời gian và địa bàn hoạt động của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học từ tháng 8/1961 đến ngày 30/4/1975 tại vùng Mỹ sử dụng chất độc hóa học;
- Biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh (đối với người có công không phải là thương binh, bệnh binh, người mất sức lao động);
- Quyết định trợ cấp;
- Phiếu lập trợ cấp.

Các bước

Tên bước
Bước 1:

Mô tả bước

Công dân đến UBND cấp xã nơi thường trú để lấy mẫu bản khai cá nhân điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Đồng thời được hướng dẫn đến liên hệ với Trạm y tế cấp xã khám kết luận bệnh tật của cha (mẹ) và dị dạng, dị tật của con đẻ. Nộp hồ sơ lại cho UBND cấp xã, UBND cấp xã họp hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét lập biên bản họp đề nghị, niêm yết công khai tại trụ sở và hệ thống loa truyền thanh, sau đó lập danh sách chuyển toàn bộ hồ sơ đến phòng Lao động, Thương bình và Xã hội cấp huyện;
Bước 2:

Mô tả bước

Phòng Lao động, Thương bình và Xã hội cấp huyện kiểm tra, trình UBND cấp huyện cấp giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, trình tự theo các bước như sau:
- Trường hợp 1: Đối với những trường hợp người hoạt động kháng chiến khai có con dị dang, dị tật thì Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội căn cứ vào các giấy tờ xác nhận của cơ sở y tế cấp xã và UBND xã để lập danh sách trình UBND huyện, thành phố cấp giấy xác nhận.
- Trường hợp 2: Đối với những trường hợp người hoạt động kháng chiên khai không có con dị dạng, dị tật mà bị mắc 1 trong 16 bệnh tật quy định tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan tới phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin thì Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội lập danh sách (kèm theo hồ sơ) báo cáo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để Sở Lao động, Thương binh và Xã hội giới thiệu đến Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh khám xác định bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Khi có kết quả, nếu mắc 1 trong các bệnh theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì Sở chuyển lại hồ sơ về Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội để trình UBND huyện cấp giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, sau đó chuyển về Sở Lao động, Thường binh và Xã hội ra quyết định hưởng trợ cấp.
Bước 3:

Mô tả bước

Sở Lao động, Thường binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyên, thành phố nộp:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp;
- Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời;
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội duyệt hồ sơ, nếu hợp lệ viết giấy mời giới thiệu người hoạt động kháng chiến trực tiếp đến Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh giám định suy giảm khả năng lao động.
Bước 4:

Mô tả bước

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nhận được kết quả của Hội đồng Giám định y khoa chuyển về, ra quyết định và lập phiếu trợ cấp hoặc có công văn trả lời chuyển cho Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện và chuyển đến UBND cấp xã thông báo cho đối tượng đến nhận quyết định.

Kết quả của việc thực hiện

Quyết định trợ cấp.
Cá nhân
Không quá 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trụ sở cơ quan hành chính
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
T-TBH-205769-TT

01 bộ.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản quy định
Bản khai cá nhân Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTB...

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/thai_binh/t_tbh_205769_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận