Thủ tục hành chính: T-THA-234534-TT

Cấp giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến (trừ công trình cấp đặc biệt, cấp I, Cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án; những công trình tại các khu vực, trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo danh mục tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa; công trình trong khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn).
Thanh Hóa

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP...

Văn bản qui định

Thông tư số 03/2001/TT-BTC n...

Văn bản qui định

Thông tư số 10/2012/TT-BXD n...

Yêu cầu

Nội dung Văn bản qui định
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.
- Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thuỷ, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định.
- Đối với công trình trong đô thị phải:
+ Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
+ Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP...

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (có mẫu): 01 bản chính;
Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: 01 bản sao hợp lệ;
Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
- Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100-1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
- Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50-1/200.
Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến dự án; tỷ lệ 1/50-1/200.
Tuỳ thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau:
- Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC: 01 bản sao được công chứng;
- Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế: Mỗi loại 01 bản sao công chứng;
- Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước về công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định: 01 bản sao công chứng;
- Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm: 01 bản sao công chứng;
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (có mẫu): 01 bản chính; kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

Các bước

Tên bước
Chuẩn bị hồ sơ:

Mô tả bước

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Tiếp nhận hồ sơ

Mô tả bước

a) Địa điểm tiếp nhận:
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa.
b) Thời gian tiếp nhận:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).
c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:
- Đối với tổ chức, cá nhân: Nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ.
- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
Xử lý hồ sơ:

Mô tả bước

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, UBND cấp huyện phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì UBND cấp huyện có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết.
- UBND cấp huyện có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng.
- Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; UBND cấp huyện căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện theo quy định để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
Trả kết quả:

Mô tả bước

a) Địa điểm trả:
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả.
b) Thời gian kết quả:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).

Kết quả của việc thực hiện

Giấy phép hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.
Tất cả
Không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lưu ý: Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định.
Trụ sở cơ quan hành chính
Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan
Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa.
T-THA-234534-TT

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/thanh_hoa/t_tha_234534_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận