1. Các loại thuốc bảo vệ thực vật buôn bán tại cửa hàng ở dạng thành phẩm có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép, hạn chế sử dụng ở Việt Nam. 2. Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như: lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y và các hàng tiêu dùng khác. 3. Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được đặt trong các khu vực kinh doanh hàng hóa thực phẩm, các khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.
1. Nhân sự a) Người quản lý trực tiếp của cửa hàng phải có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp. b) Người trực tiếp bán hàng được huấn luyện về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục bảo vệ thực vật cấp tỉnh tổ chức hoặc có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, sư phạm nông nghiệp trở lên. 2. Địa điểm a) Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương cấp xã, có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê nhà hợp pháp tối thiểu là 01 (một) năm trong trường hợp thuê địa điểm đặt cửa hàng. b) Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 5 mét vuông (m2). Phải là nhà cấp 4 trở lên, bố trí ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng gió, đáp ứng các yêu cầu về mua, bán, bảo quản, không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc bảo vệ thực vật. c) Cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch) ít nhất khoảng 10 mét (m) và cửa hàng phải được gia cố bờ kè chắc chắn chống sạt lở, nền cửa hàng phải cao ráo không ngập nước. d) Tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa. Tường nhà và nền nhà phải bằng phẳng, chống thấm, dễ lau chùi, không bị ngập. 3. Trang thiết bị a) Có tủ trưng bày, quầy, kệ hoặc giá đựng thuốc bảo vệ thực vật, trang thiết bị bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. b) Đảm bảo đủ độ sáng để nhận diện thuốc. Thiết bị chiếu sáng đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ. c) Có nội quy và trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy, chữa cháy để ở nơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết. d) Có bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng. đ) Có vật liệu, dụng cụ để xử lý kịp thời sự cố theo yêu cầu của cơ quan quản lý về môi trường. 4. Yêu cầu khác a) Có biển hiệu rõ ràng bằng tiếng Việt. Ghi rõ tên chủ cơ sở hoặc tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại. b) Có sổ ghi chép việc xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật; c) Có bảng niêm yết giá bán thuốc bảo vệ thực vật. 5. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng a) Đối với các cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật từ 5.000 kilôgam (kg) trở lên áp dụng theo khoản 2, Điều 3 và khoản 2, Điều 9 của Thông tư này. b) Đối với các cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật dưới 5.000 kilôgam (kg) Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật phải khô ráo, thoáng gió, không thấm, dột hoặc ngập úng, đảm bảo phòng chống cháy nổ. Kệ giá để hàng cách mặt đất ít nhất 10 centimét (cm), cách tường ít nhất 20 centimét (cm). Việc sắp xếp các loại thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo không gây đổ vỡ, rò rỉ, có lối vào đủ rộng và riêng biệt từng loại.
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực (có mẫu): 01 bản chính;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp (nếu có thay đổi): 01 bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực;
Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của chủ cơ sở: 01 bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực;
Tờ khai về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo qui định (có mẫu): 01 bản chính;
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp: 01 bản chính;
Biểu mẫu hoặc Biên bản kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của các cơ quan chức năng theo qui định của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu có): 01 bản sao chứng thực.
Các bước
Tên bước
Chuẩn bị hồ sơ:
Mô tả bước
Trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, cơ sở buôn bán chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định.
Tiếp nhận hồ sơ:
Mô tả bước
1. Địa điểm tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Bảo vệ thực vật Thanh Hóa (Địa chỉ: Xóm Thọ, xã Đông Tân, Thành phố Thanh Hóa) 2. Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 3. Những điểm lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: a) Đối với cá nhân, tổ chức: b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cấp giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp.
Xử lý hồ sơ của cá nhân, tổ chức:
Mô tả bước
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định. Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Chi cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định thành lập đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá thực tế. Và gửi thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá ít nhất 05 (năm) ngày làm việc. Thông báo nêu rõ nội dung, thời gian, thành phần đoàn và phạm vi đánh giá. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá, Chi cục Bảo vệ thực vật xem xét kết quả đánh giá. Nếu hồ sơ hợp lệ thì gia hạn giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt, yêu cầu và thời hạn khắc phục. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết), nếu hợp lệ thì Chi cục Bảo vệ thực vật gia hạn giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Lưu ý: Trong trường hợp cơ sở có các kết quả kiểm tra định kỳ theo qui định của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt Loại A trong vòng 01 (một) năm tính đến thời điểm gia hạn, thì Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận, không thành lập đoàn đánh giá thực địa.
Trả kết quả:
Mô tả bước
1. Địa điểm: Chi cục Bảo vệ thực vật Thanh Hóa (Địa chỉ: Xóm Thọ, xã Đông Tân, Thành phố Thanh Hóa) 2. Thời gian trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).
Kết quả của việc thực hiện
Giấy chứng nhận
Tất cả
- Đối với cơ sở có kết quả kiểm tra định kỳ trong vòng 01 năm tính đến thời điểm gia hạn đạt Loại A: thời gian gia hạn Giấy chứng nhân là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ. - Đối với cơ sở đủ điều kiện sau khi đánh giá: thời gian gia hạn Giấy chứng nhận kể từ ngày nhận được hồ đầy đủ, hợp lệ là 12 ngày làm việc. - Đối với cơ sở sau khi đánh giá phải làm báo cáo khắc phục: thời gian gia hạn Giấy chứng nhận kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ là 15 ngày làm việc.