- Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có thâm niên và số km lái xe an toàn như sau: + B1 lên B2: 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn; + B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng: 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn; + B2 lên D, C lên E: 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn.
Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo có tên của người dự sát hạch nâng hạng kèm theo : + Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe (theo mẫu quy định); + Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn; + Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định; + Bản khai thời gian và số km lái xe an toàn (theo mẫu quy định) và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật; + Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E; + Bản sao chụp giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận giấy phép lái xe); + Chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nâng hạng.
Các bước
Tên bước
Bước 1:
Mô tả bước
Thí sinh nộp hồ sơ và lệ phí tại các cơ sở đào tạo lái xe. Cơ sở đào tạo gửi hồ sơ và báo cáo khai giảng theo đường công văn về Sở GTVT. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giao thông vận tải (số 209, đường 30/4, Phường 2, Thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để tổ chức, cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc. Nghiêm cấm cán bộ công chức không được tự ý yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung thêm những giấy tờ không có trong quy định của pháp luật đối với thủ tục hành chính này. - Chuyển hồ sơ của công dân đến Phòng Quản lý vận tải – Phương tiện người lái tham mưu giải quyết.
Bước 2:
Mô tả bước
Công chức Phòng Quản lý vận tải – Phương tiện người lái tiến hành: - Kiểm tra hồ sơ, vào sổ theo dõi giải quyết. - Thành lập hội đồng sát hạch, tiến hành tổ chức kỳ thi sát hạch. - Sau khi có kết quả tham mưu lãnh đạo Sở Ký GPLX.
Bước 3:
Mô tả bước
Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giao thông vận tải (số 209, đường 30/4, Phường 2, Thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh). Công chức trả kết quả làm những công việc sau: - Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ. Trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức. - Người đến nhận kết quả nộp lại các phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ để lưu trữ vào hồ sơ thủ tục hành chính đã giải quyết. - Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu, yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận. * Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút; Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ; trừ các ngày nghỉ, lễ theo quy định).